Bé bị chàm sữa tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì để vừa an toàn, lại vừa giúp điều trị được chàm sữa nhanh chóng và hiệu quả là nỗi niềm chung của rất nhiều bà mẹ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được loại lá tắm có tác dụng 2 trong 1 này.

Để trị chàm sữa, mẹ nhất thiết phải tắm cho con bằng lá này

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy. Khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp, căng và có những vảy nhỏ li ti.

Chàm sữa có thể xuất hiện ở mặt, hai má rồi lan ra thân mình, tứ chi khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.

 Chàm sữa rất dễ để lại sẹo nếu không được điều trị kịp thời

Chàm sữa rất dễ để lại sẹo nếu không được điều trị kịp thời

Chàm sữa có mối quan hệ mật thiết với yếu tố dị ứng nên có khả năng tái phát cao và rất dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm. Đặc biệt, nếu không giữ vệ sinh tốt sẽ khiến trẻ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da và có thể để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Để trị chàm sữa cho trẻ, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây (kem bôi và thuốc uống), các mẹ bỉm có thể tắm cho con bằng lá chè xanh hoặc lá trầu không. Đây là 2 loại lá khá gần gũi trong đời sống hàng ngày đồng thời lại có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ hiệu quả.

Tham khảo: Cách xử lý khi bé bị chàm sữa nặng

* Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh giúp trị chàm sữa như thế nào?

Lá chè xanh được dùng nhiều để trị hăm tãrôm sảy ở trẻ, thế nhưng rất ít người biết rằng lá chè xanh còn có thể đẩy lùi được chàm sữa nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, cầm tả lỵ, bớt mụn nhọt và làm sạch da.

 Chè xanh ngoài giúp thanh nhiệt, giải độc còn có tác dụng rất tốt trong  trị chàm sữa

Chè xanh giúp thanh nhiệt, giải độc

Trị chàm sữa từ lá chè xanh cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần rửa lá chè xanh, ngâm với nước muối loãng sau đó vớt ra, cho vào nồi cùng một lượng nước nhất định và đun sôi. Đợi khi nước nguội mẹ lấy khăn chấm vào nước chè xanh rồi chấm nhẹ lên vùng da trẻ đang bị chàm sữa, phần nước còn lại mẹ dùng để tắm cho trẻ. Mẹ tích cực áp dụng cách này trong khoảng 1-2 tuần, chắc chắn sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt của chàm sữa.

>>> Đọc thêm: Phân biệt chàm sữa và viêm da cơ địa chính xác nhất

* Trị chàm sữa cho trẻ bằng cách tắm nước lá trầu không

Trước khi lá trầu không được y học hiện đại khẳng định có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh ngoài da do vi khuẩn, vi nấm gây ra thì loại lá này đã có mặt trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh chàm sữa, vẩy nến, lở loét, mụn nhọt, viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa, nước ăn chân ở người lớn và trẻ con.

Bởi theo Đông y, lá trầu không có tác dụng trừ phong, sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm nên thích hợp cho việc dùng để sát khuẩn cho vết thương, chữa đau nhức đầu do thời tiết thay đổi, viêm họng, cảm cúm…

Lá trầu không giúp trị chàm sữa hiệu quả

Lá trầu không giúp trị chàm sữa hiệu quả

Để trị chàm sữa cho trẻ bằng lá trầu, các mẹ bỉm cũng thực hiện tương tự như với lá chè xanh đó là rửa sạch một nắm lá trầu không, vò qua rồi cho vào nước đun sôi.

Nước ấm thì lấy khăn chấm lên vùng da trẻ đang bị chàm sữa. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần sẽ vừa giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ trị chàm sữa hữu hiệu.

Cẩn trọng khi tắm cho trẻ bằng lá chè xanh và lá trầu không

Như đã nói ở trên, chàm sữa là bệnh lý rất khó chữa sau nữa hiệu quả trị chàm sữa của các loại lá tắm kể trên hiện vẫn chưa được giới y học khẳng định bởi vậy, trong nguyên tắc điều trị chàm sữa bằng các loại lá tắm, các mẹ cần đặc biệt chú những điều sau:

- Chỉ tắm cho trẻ lá chè xanh, lá trầu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không tắm cho trẻ những loại lá sâu, chứa bụi bẩn, vi khuẩn, sâu bọ vì có thể khiến tình trạng chàm sữa của trẻ trầm trọng hơn.

- Rửa sạch và ngâm kỹ các loại lá tắm, chỉ tắm và vệ sinh vùng da bị chàm của trẻ với nước ấm.

- Không tắm lá chè xanh, lá trầu không cho trẻ khi vùng da trẻ xuất hiện những vết trầy xước, mưng mủ, lở loét hoặc rỉ máu.

- Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ sau khi tắm bằng lá trầu không, lá chè xanh như vết chàm sữa lan rộng, tấy đỏ, trẻ sốt, quấy khóc… thì cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 Bột tắm trẻ em Nhân Hưng “khắc tinh” của chàm sữa

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng “khắc tinh” của chàm sữa

Hướng dẫn pha Bột tắm Nhân Hưng trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

- Nói không với xà phòng, sữa tắm, nước lạnh khi trẻ đang bị bệnh chàm sữa.

- Không nên để trẻ tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng, kích ứng da như lông thú bông, lông chó, lông mèo, bụi bẩn, thịt bò, sữa, hải sản...

- Nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi và bổ sung thêm nhiều thực phẩm thanh nhiệt, bổ dưỡng và ít có nguy cơ dị ứng.

- Khi trẻ bị chàm sữa, tốt nhất mẹ nên sử dụng những phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là một ví dụ. Mẹ có thể tắm, vệ sinh hàng ngày cho con bằng bột tắm này, đảm bảo chỉ sau 5-7 ngày sử dụng sẽ giúp đẩy lùi chàm sữa ở trẻ.

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

 1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy

Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
 2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
 3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

 

- Hòa tan 1  gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp  xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Với những mẹo cực hữu ích ở trên, hy vọng sẽ giúp các mẹ “dễ thở” hơn trong cuộc chiến chống lại chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ giờ, mỗi khi con bị chàm sữa, mẹ hãy nhớ ngay những bí kíp này nhé.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21