Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, làm sao khỏi?

Khi có các tổn thương da nhưng không được chăm sóc kỹ là điều kiện để vi khuẩn và nấm tấn công gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Bệnh này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy cần sớm nhận biết và tìm cách điều trị kịp thời.

Bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng viêm da do vi khuẩn, vi nấm tấn công khiến các tổn thương bị nhiễm trùng, trở nặng và khó điều trị hơn. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Bệnh viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hay tiếp xúc hóa chất. Tuy nhiên nếu bị bệnh lại không có cách điều trị phù hợp, cộng thêm những tác nhân này sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng và dẫn tới viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là biến thể nặng của bệnh viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là biến thể nặng của bệnh viêm da tiếp xúc.

Vệ sinh vùng da tổn thương không đúng cách:

Những vùng da bị viêm da tiếp xúc luôn có các loại vi khuẩn, nấm gây sưng viêm, nổi mụn và chảy dịch. Việc vệ sinh vùng tổn thương này bằng xà phòng hoặc sữa tắm có thể khiến da khô hơn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Ngược lại nếu không vệ sinh vùng da bệnh bằng các dung dịch sát khuẩn sẽ dẫn tới vi khuẩn sinh sôi nảy nở, xâm nhập và lan rộng gây bội nhiễm.

Tiếp xúc trực tiếp với tác nhân kích ứng:

Khói bụi, hóa chất, xà phòng… là những tác nhân hàng đầu gây ra viêm da tiếp xúc, nhưng nếu không chủ động cách ly với các yếu tố trên sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn và dẫn tới viêm da tiếp xúc bội nhiễm, tổn thương càng lan rộng và thời gian điều trị kéo dài hơn

Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm:

Đây cũng là yếu tố gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm bởi một cơ thể yếu ớt, thể trạng kém sẽ không đủ sức chống lại vi khuẩn và virus, tổn thương sẽ càng trầm trọng thêm.

Hệ miễn dịch suy giảm cũng gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Hệ miễn dịch suy giảm cũng gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Đọc thêm: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Sử dụng kem bôi có chứa Corticoid: 

Đây là chất kháng viêm được sử dụng trong trường hợp viêm da nặng, tuy nhiên đây được xem là “con dao hai lưỡi” đối với làn da vì nếu dùng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ teo da, rậm lông, thậm chí kích ứng. Lạm dụng corticoid trong một thời gian dài khiến da bị bào mòn và dễ bị tổn thương trước các tác nhân có hại, gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Chà xát, gãi ngứa vô tội vạ:

Người bị viêm da tiếp xúc thường có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy nên có xu hướng cào gãi để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên trên móng tay luôn chứa nhiều vi khuẩn, vi rút sẵn sàng xâm nhập khi chạm tay lên da để gãi ngứa. Điều này không chỉ khiến vết thương chợt loét, đau rát mà còn gây nhiễm trùng da diện rộng.

Biểu hiện và biến chứng viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm biểu hiện bằng các dấu hiệu(biểu hiện) sau đây:

- Vị trí viêm da lan rộng, sưng đỏ xung quanh và mưng mủ.

- Vết thương trở nên đau rát, ngứa ngáy hơn bình thường.

- Phù nề vùng da và bộ phận xung quanh.

- Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn và háo nước.

Nếu các triệu chứng này kéo dài mà không điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Biến chứng viêm mô tế bào dẫn tới hoại tử, áp xe, nhiễm trùng máu và viêm gân.

- Hình thành các vết sẹo lồi, sẹo lõm, tăng sắc tố melanin khiến bề mặt da sần sùi, nhăn nheo và sẫm màu kém thẩm mỹ.

- Biến chứng nhiễm khuẩn máu gây trụy tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong, rất nguy hiểm.

Dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Tham khảo: Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng

Điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm thế nào cho hiệu quả?

Khi xảy ra tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm, người bệnh có thể chọn một trong những phương pháp dưới đây để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả:

- Dùng thuốc kháng sinh điều trị bội nhiễm Amoxicillin, Ceftriaxone,…

- Sát khuẩn bằng dung dịch Betadine, hồ nước, Jarish giúp làm dịu dà và tiêu diệt vi khuẩn tại ổ viêm.

- Đối với các tổn thương có vảy tiết và bong tróc, dùng kháng sinh dạng bôi chứa corticoid nhưng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ.

- Thuốc chống nấm và virus để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập và lan rộng ra vùng da xung quanh.

Betadine giúp sát khuẩn vùng viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Betadine giúp sát khuẩn vùng viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Nếu sau khi áp dụng các phương pháp trên mà tổn thương do bội nhiễm vẫn không thuyên giảm, nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo:

>>> Viêm da tiếp xúc có lây không?

>>> Viêm da dị ứng có khỏi được không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21