Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng dễ bắt gặp ở trẻ khi mới chào đời. Theo thống kê thì có khoảng 6% sau khi sinh mắc phải tình trạng này với nhiều dấu hiệu mà nếu chủ quan cha mẹ khó lòng nhận biết để đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Tắc tuyến lệ là gì?

Hình ảnh vị trí tuyến của tuyến lệ

Hình ảnh vị trí tuyến của tuyến lệ

Theo các chuyên gia y tế tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, tức là hệ thống thoát nước ở mắt của bé bị chặn lại, khiến cho những giọt nước mắt được tạo ra không thể nào thoát ra ngoài được. Chính vì nước mắt không chảy ra ngoài nên khiến cho mắt của bé bị ngập nước. Mẹ có thể phát hiện chính xác con chỉ sau 1-2 tháng đầu đời.

Nguyên nhân tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị tắc tuyến lệ thường là do các tế bào biểu mô không có khả năng tạo ra được các ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ hay còn gọi là ống lệ tỵ khi đi xuống mũi. Bình thường nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ đạo, sau đó di chuyển lên trên mắt nhờ sự giúp đỡ của mí mắt, giữ cho mắt được bôi trơn và làm sạch.

Bọng nước mắt chèn ép các ống dẫn bên trong của mắt khiến nước mắt không thoát ra ngoài

Bọng nước mắt chèn ép các ống dẫn bên trong của mắt khiến nước mắt không thoát ra ngoài

Mỗi khi cử động mắt những giọt nước mắt này sẽ bị ép vào các ống dẫn ở phía góc bên trong của mắt, khiến cho nước mắt thoát ra khỏi mắt rồi nhỏ xuống ống nasolacrimal – tức là ống dẫn vào phía sau của mũi. Do đó nếu như ống dẫn không được mở hoàn toàn thì tất cả những giọt nước mắt này sẽ không thoát ra ngoài được và gây tắc tuyến lệ ở bé.

Một nguyên nhân khác nữa cũng khiến bé bị tắc tuyến lệ là do tuyến lệ ở trẻ sở sinh bị viêm nhiễm, từ đó khiến cho nước mắt không thể lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ được. Nói cách khác lúc này những giọt nước mắt được tạo ra sẽ không thể thoát ra ngoài nên khiến cho mắt của bé bị ngập nước mắt.

Triệu chứng nhận biết tắc tuyến lệ trẻ sơ sinh

Trẻ thường xuyên bị chảy nước mắt

Trẻ thường xuyên bị chảy nước mắt

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết con bị tắc tuyến lệ thông qua những triệu trứng sau:

- Trẻ thường xuyên bị chảy nước mắt, mắt bé lúc nào cũng ướt dù không khóc

- Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng ở xung quanh mắt luôn có nhiều gỉ vàng

- Khu vực góc mắt của bé thỉnh thoảng hay bị sưng

- Vùng da tiếp xúc với nước mắt có hiện tượng bị nổi ban đỏ do kích ứng

- Mắt bé tự dưng đỏ ửng

Tắc tuyến lệ dù không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu kéo dài sẽ khiến bé khó chịu và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Do đó các mẹ cần phải kịp thời phát hiện và có cách xử lý càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn

Cách điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nếu phát hiện bé bị tắc tuyến lệ sớm thì mẹ hoàn toàn có thể giúp con xử lý tại nhà như:

Vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ:

Mẹ lấy nước sạch, dùng bông gòn thấm vào nước rồi lau mắt nhẹ nhàng cho bé, lấy hết tất cả những ghèn màu vàng bị dính trên mắt của bé. Mẹ nhớ rửa mắt thường xuyên và liên tục, nhất là khi có gèn để giúp mắt của bé luôn sạch sẽ. Nhưng nhớ phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh con bị viêm nhiễm.

Vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ

Vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ

Massage tuyến lệ cho bé:

Mẹ có thể tham khảo cách massage từ bác sỹ. Cụ thể mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi massage, dùng ngón tay massage nhẹ nhàng khu vực góc mắt của trẻ, bắt đầu di chuyển từ góc trong mí mắt về phía mũi của con. Trong quá trình massage có tác dụng gây áp lực đến ống dẫn, giúp làm thông chất lỏng qua khỏi những đoạn bị tắc và giúp nước mắt chảy ra. Chỉ cần massage 10-25p hàng ngày là khỏi.

Massage tuyến lệ nhẹ nhàng cho bé

Massage tuyến lệ nhẹ nhàng cho bé

Chườm ấm khu vực quanh mắt bé:

Để chữa tắc tuyến lệ ở trẻ mẹ có thể chườm ấm. Khi bị tắc tuyến lệ chỉ vài giờ là tuyến lệ sẽ bắt đầu hình thành hiện tượng tích tụ ghèn, lúc này mẹ chú ý theo dõi thường xuyên, dùng khăn sạch hay bông gạc y tế nhúng vào nước ấm và lau nhẹ vùng xung quanh mắt bé. Lau nhẹ nhàng qua lại tránh làm xước vùng mi mắt bé làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt, lau từ trong khóe mắt ra ngoài sẽ kích thích tuyến lệ mở và thông hiệu quả hơn.

Nhỏ mắt cho bé:

Với trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ là do nhiễm trùng mẹ cần cho con đi khám, bác sỹ sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ để làm sạch vi khuẩn, diệt khuẩn. Vì thế mẹ cần phải giúp con tra thuốc mắt đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ để giúp con khơi thông tuyến lệ hiệu quả nhất.

Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn:

Do khó chịu nên có thể bé sẽ khóc nhiều, mệt mỏi, do vậy mẹ cần cho con bú sữa mẹ nhiều. Trong sữa mẹ vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để bé phát triển mà còn bổ sung kháng thể tự nhiên giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh hơn.

Thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả hoặc là khi phát hiện thì mắt bé có dấu hiệu đỏ nhiễm trùng mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để khám và điều trị. Tại đây bác sỹ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc thông tuyến lệ. Khi thông tuyến lệ bác sỹ sẽ vệ sinh mắt để lấy hết ghèn gỉ rồi dùng 1 ống nhỏ linh hoạt để luồn vào bên trong tuyến lệ bị tắc và thông tắc tuyến lệ.

Mổ tắc tuyến lệ cho trẻ sơ sinh:

Trong trường hợp tất cả các cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh trên đây đều không có hiệu quả và tác dụng thì chỉ có giải pháp duy nhất đó là mổ tuyến lệ. Khi mổ xong mẹ cần chăm sóc con đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ để con mau chóng bình phục.

Ngoài ra nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu đỏ mắt, mắt con bị sưng hoặc màu vàng thì rất có thể bé đang bị nhiễm trùng mắt. Vì thế hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để khám và có cách chữa trị hiệu quả nhất.

Tham khảo:

>>> Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status