Bé mọc răng lười ăn bao lâu? Mẹ phải làm gì?

Trong quá trình mọc răng trẻ hay bị sưng lợi và khó chịu, vì thế thường chán ăn, bỏ bú khiến cha mẹ lo lắng bởi sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Vậy bé mọc răng lười ăn bao lâu thì có thể trở lại bình thường? 

Các chuyên gia cho rằng khoảng từ tháng thứ 5 hoặc 6 trở đi là các bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Lúc này nướu lợi của trẻ sẽ bị sưng, tấy đỏ, có khi kèm theo cả sốt khiến con mệt mỏi nên rất biếng ăn. Thậm chí ngay cả với những bé trên 1 tuổi hoặc 2 tuổi khi mọc răng đều khó chịu và cũng hay lười ăn.

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng lười bú, lười ăn

- Mẹ quan sát thấy vùng lợi của trẻ bị sưng và tấy đỏ, giống như bị viêm.

- Bé chảy rất nhiều nước dãi, đôi khi ướt hết cả cổ áo và phải đeo khăn. Sở dĩ chảy nước dãi là bởi do mọc răng nên tuyến nước bọt tiết nhiều nước hơn để làm mát cũng như giúp làm dịu vùng nướu đang bị sưng đau của trẻ.

Bé mọc răng đau nhức lợi nên rất lười ăn.

Bé mọc răng đau nhức lợi nên rất lười ăn.

- Bé thường hay đưa tay lên miệng, lúc nào miệng cũng ngậm tay, nhất là chỗ lợi bị sưng.

- Dấu hiệu nữa là ở vùng da quanh cằm cũng như quanh miệng của trẻ có thể nổi nốt ban.

- Trẻ nóng sốt hơn bình thường, nhiều trẻ còn bị sốt cao, tiêu chảy và ho, sổ mũi.

- Bé thường xuyên quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, bé bứt dứt khó chịu trong người, ít ngủ.

- Trẻ lười ăn hơn, ngay cả khi bú mẹ cũng bú ít hơn rất nhiều, thậm chí là bỏ bú.

Bé mọc răng lười ăn trong thời gian bao lâu?

Thực tế việc bé mọc răng lười ăn bao nhiêu lâu trở lại bình thường rất khó xác định, điều này còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi trẻ. Có những bé chỉ vài ngày là sẽ trở lại ăn uống bình thường nhưng cũng có những trẻ lười ăn, bỏ bú suốt trong giai đoạn nhú răng chờ cho tới khi nào răng mọc hết lên mới ăn uống bình thường được.

Đa phần các bé mà có sức khoẻ tốt, sức đề kháng tốt thì việc chống lại các triệu chứng mọc răng này tốt hơn, bé vẫn có thể ăn nhưng ăn ít hoặc vài ngày sẽ hết lười ăn. Còn các bé mà có sức đề kháng kém, cơ thể yếu ớt thì sẽ càng mệt mỏi và biếng ăn kéo dài hơn.

Khi trẻ mọc răng, lợi của bé phải nứt ra để răng chồi lên nên đương nhiên sẽ phải gây đau khó chịu. Vì thế các mẹ cũng không nên quá lo lắng, thay vào đó mẹ hãy tìm các biện pháp để giúp con làm giảm triệu chứng khó chịu này, giúp bé ăn uống bình thường.

Mẹ phải làm gì khi bé mọc răng

- Mẹ nên cho con ăn các món ăn dặm dễ nuốt như canh, cháo, súp… nấu loãng để bé dễ nuốt, bé đỡ phải nhai sẽ bớt khó chịu hơn.

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi lần chỉ cho bé ăn 1 lượng vừa phải để bé đỡ chán, tránh cho ăn quá nhiều 1 lúc sẽ khiến con nôn ra.

- Không được cho bé ăn các món đồ ăn quá nóng hoặc là quá lạnh bởi vì những thức ăn này sẽ không tốt đến sự phát triển răng của bé.

- Các món ăn cần phải được nghiên nát, nhỏ, xay nhuyễn để con dễ nuốt. Không nên để hòn to hoặc đồ ăn dai sẽ khiến bé khó nhai hoặc khó nuốt.

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, tránh ép con ăn nhiều.

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, tránh ép con ăn nhiều.

- Bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, đậu phụ, các loại hoa quả tươi để giúp quá trình mọc răng của con diễn ra thuận lợi nhất.

- Tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, trong sữa mẹ vừa có đủ dinh dưỡng giúp bé dễ tiêu hoá mà còn tăng kháng thể giúp giảm triệu chứng sốt và tiêu chảy do mọc răng.

- Bên cạnh đó hãy cho con uống thêm sữa công thức hoặc sữa tươi, kết hợp với các loại nước trái cây khác để bổ sung vitamin cần thiết.

- Ngoài ra khi bé mọc răng lười ăn mẹ cũng nhớ ý bổ sung thêm kẽm và selen cho bé trong giai đoạn này. Bởi vì các chất này có tác dụng giúp trẻ tạo được cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, cải thiện hơn vị giác và tăng cường sức đề kháng cho con.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21