Nấc cụt là gì? Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Nấc cụt là gì? Trẻ sơ sinh bị nấc cụt làm gì hết? … có vô vàn các câu hỏi của cha mẹ xoay quanh vấn đề nấc cụt ở trẻ. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dễ nôn trớ, nấc khi ngủ gây mất ngủ, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con.

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt hay còn gọi tắt là nấc với triệu chứng đặc trưng là phát ra âm thanh nghe như tiếng ‘hic’. Tần suất của cơn nấc có thể kéo dài từ 4-60 lần hoặc hơn thế tuỳ từng bé.

Hiện tượng nấc xuất hiện do các cơn co thắt bất ngờ không tự chủ từ cơ hoành, cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục lặp lại nhiều lần. Đồng thời sự đóng đột ngột của thanh môn, thanh môn đóng mở khi trình hít vào chưa kết thúc nên gây ra nấc cục.

Nấc cụt là phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh. 
Nấc cụt là phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, đa phần trẻ sơ sinh bị nấc hiện nay thường là do bé bú quá no, bởi tháng sơ sinh sữa mẹ thường nhiều nên chỉ cần bú cố 1 lúc sẽ khiến dạ dày của con giãn ra, to ra rồi gây nấc. Bên cạnh đó việc mẹ cho bé bú sai tư thế, để con nuốt hơi vào dạ dày quá nhiều cũng gây phản xạ nấc cụt.

Thêm một lý do nữa là các bé sơ sinh vẫn chưa kịp thích nghi tốt với thời tiết môi trường sống bên ngoài, thân nhiệt bé lúc nào cũng cao hơn so với bên ngoài. Vì thế chỉ cần mẹ chủ quan không giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vào mùa đông, khiến bé lạnh, thân nhiệt giảm đột ngột sẽ gây trào ngược khí và là nguyên nhân dẫn tới nấc cụt ở trẻ.

Ngoài ra việc trẻ bú sữa quá nhanh, vừa khóc xong đã bú sữa hoặc những trẻ bị dị ứng, bị trào ngược dạ dày hay hen suyễn cũng là đối tượng rất dễ bị nấc cụt.

Lý do trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

- Trẻ bị nấc sau khi bú: thường là do mẹ cho bé bú sai tư thế, trẻ nuốt phải nhiều hơi thừa nên mới gây trào ngược khí và gây nấc. Bên cạnh đó, việc bé bú quá nhanh hoặc là bú quá no cũng có thể khiến con bị nấc.

- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do lạnh: khi nhiệt độ cơ thể giảm, bé lạnh thì các cơ trong cơ thể cũng sẽ bị co lại, trong đó có cơ hoành và tạo ra các tiếng nấc.

- Nấc cụt do trào ngược dạ dày: điều này được lý giải là do khi trào ngược sẽ tác động lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, là nguyên nhân dẫn đến nấc cụt.

- Trẻ bị nấc cụt do hen suyễn: khi bé bị hen thì các ống phế quản phổi bị viêm nên hạn chế không khí vào phổi, từ đó gây thiếu hơi và khiến cơ hoành bị co thắt tạo ra tiếng nấc cụt

- Nhiều bé dị ứng với thành phần trong sữa công thức, có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng chướng hơi từ đó gây co thắt cơ hoành, những cơn co thắt bất ngờ không tự chủ và gây nấc.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Để con nhanh hết nấc cụt các mẹ chỉ cần áp dụng một số cách như:

- Cho bé bú mẹ đúng cách: nếu tự dưng bé bị nấc, mẹ có thể cho con ti mẹ ngay nhưng chỉ cần ti một chút là được. Khi sữa mẹ đi vào sẽ giúp thanh môn đóng mở bình thường, đặc biệt bé sẽ quên đi nấc nên sẽ khỏi ngay.

- Vỗ nhẹ lưng vai cho con: với trường hợp bé nấc sau khi vừa bú xong mẹ chỉ cần bế con áp vào vai mình, sau đó khụm tay lại vỗ nhẹ vào lưng và vai con. Khi vỗ nhẹ nhàng và cần dứt khoát để hơi thừa trong bụng có thể ợ ra, khi bé ợ được là bé sẽ hết nấc ngay.

- Massage cho con: cách này khá đơn giản hiệu quả, không chỉ giúp bé hết nấc cụt mà còn giúp chữa đầy hơi, chướng bụng, trị táo bón rất tốt. Theo đó, mẹ cho bé nằm trên bụng rồi dùng tay masage nhẹ nhàng lưng con là sẽ thấy hiệu quả.

 Để bé khóc sẽ giúp con hết nấc nhanh.
 Để bé khóc sẽ giúp con hết nấc nhanh.

- Dùng tay để bịt lỗ tai bé: đây là mẹo trị nấc ở trẻ sơ sinh khá thành công mẹ dùng 2 ngón tay trỏ bịt vào 2 lỗ tai của con, giữ nguyên tầm nửa phút rồi bỏ ra. Hoặc có thể bóp mũi bé 2-3 giây, bỏ ra rồi lại bóp như thế tầm 10-15 lần là bé hết.

- Sử dụng mẹo dân gian: thật đơn giản, khi con bị nấc, mẹ có thể dùng 1 mẩu giấy, đuôi lá trầu không hoặc là cuốn chiếu nhỏ đen dán lên trán giữa đầu trong lông mày của con là khỏi. Hoặc bế bé lên rồi dùng ngón tay gãi trên môi hay mang tai bé khoảng 60 cái.

- Thay đổi tư thế cho bé bú: nếu bé hay bị nấc cụt sau khi bú mẹ hãy điều chỉnh tư thế bú lại, cho bé nằm cao hơn, ngậm ty đúng cách để tránh nuốt phải nhiều hơi thừa.

- Cho bé khóc: nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng việc cho trẻ khóc khi nấc sẽ giúp con hết nấc hiệu quả. Bởi vì khi bé nấc thì dây thần kinh thực quản được giãn ra nên giúp cơn nấc sẽ qua nhanh hơn,

- Cần giữ ấm cơ thể cho bé: lạnh cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Do vậy cẩn đảm bảo giữ ấm người bé, nhất là mùa lạnh để con không bị nấc.

Phòng ngừa khi trẻ sơ sinh bị nấc

- Cần đảm bảo nhiệt độ không khí trong phòng của bé luôn được ổn định, không được để bé bị lạnh. Nhất là vào lúc thời tiết lạnh hay chuyển mùa mẹ nên choàng thêm 1 chiếc khăn xô nhỏ vào cổ, tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người trẻ.

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh xa khói bụi, thuốc lá và hoá chất.

- Thỉnh thoảng có thể bôi chút dầu tràm vào vùng cổ tay hay 2 dái tai bé.

- Cho bé bú mẹ đúng cách, dùng tay đỡ đầu vú để ngăn sữa chảy ra quá nhiều khi bú.

- Để tránh trẻ sơ sinh bị nấc cụt mẹ không để bé ăn quá no hoặc để bé quá đói. Đồng thời khi bé ăn xong không cho nằm ngay mà cần vỗ nhẹ lưng 1 lúc.

Đọc thêm:

>>> Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là bị bệnh gì?

>>> Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21