Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Xuất hiện mụn nước, vảy tiết thậm chí là vết thương sâu nếu bị nặng là những dấu hiệu khiến nhiều người lo lắng đặt câu hỏi: Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? 

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Theo định nghĩa trong tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Da liễu (Bộ Y tế), viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mãn tính của da đối với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc trực tiếp với da.

Khoảng 5,4% dân số thế giới mắc bệnh này, mặc dù bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại gây nên sự khó chịu, mất thẩm mỹ cho người mắc phải.

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc khá rõ ràng, vùng da tiếp xúc bị dị ứng sẽ có hiện tượng rát đỏ, nổi mụn nước, ngứa khó chịu. Với những trường hợp nặng có thể gây loét trợt, hoại tử.

Viêm da tiếp xúc gồm hai loại: kích ứng và dị ứng

Viêm da tiếp xúc gồm hai loại: kích ứng và dị ứng

Viêm da tiếp xúc gồm hai loại:

+ Viêm da tiếp xúc kích ứng khá phổ biến, nhiều người mắc phải do tiếp xúc với hóa chất, rượu, dầu gội, không khí, bụi, phấn hoa, hay lông động vật…

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi làn da nhạy cảm với các phản ứng miễn dịch, chỉ ảnh hưởng đến khu vực tiếp xúc với chất gây dị ứng thông qua thức ăn, thuốc uống, hương liệu…

Những vùng da hay bị viêm da tiếp xúc thường là: tay, mặt, môi…

Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc là bệnh phổ biến nhiều người mắc phải, đặc biệt triệu chứng của bệnh không đơn thuần là ngứa rát mà còn nổi mụn nước, thậm chí loét trợt, hoại tử… Do đó, người bệnh rất lo lắng viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Có ảnh hưởng tới thẩm mỹ không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Theo các chuyên gia, viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian điều trị khi nào? Cách điều trị ra sao? Chế độ chăm sóc da, dinh dưỡng và nghỉ ngơi đã phù hợp chưa?

Với những trường hợp viêm da tiếp xúc ở thể nhẹ, nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, sau 5-7 ngày các triệu chứng của viêm da tiếp xúc sẽ nhanh chóng biến mất và hầu như không để lại sẹo xấu trên da.

Khi nào viêm da tiếp xúc để lại sẹo? Đó là khi bệnh đã tiến triển nặng do người bệnh không điều trị đúng cách, kịp thời, không có biện pháp chăm sóc phù hợp khiến vết thương lan rộng, tổn thương sâu, từ đó hình thành sẹo sau khi vết thương đã liền.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc không để lại sẹo

Chắc hẳn người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi: viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Và để ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo, người bệnh nhất thiết phải điều trị đúng cách, chăm sóc da đúng chuẩn. Cụ thể:

Không tự ý dùng thuốc uống, kem bôi có chứa corticoid để điều trị viêm da tiếp xúc

Không tự ý dùng thuốc uống, kem bôi có chứa corticoid để điều trị viêm da tiếp xúc

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao dẫn tới viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể căn cứ vào triệu chứng trên da, lối sinh hoạt hoặc đến các trung tâm da liễu uy tín để được thăm khám.

+ Nếu viêm da tiếp xúc do kích ứng với hóa chất, phấn hoa, không khí… người bệnh cần rửa sạch dưới vòi nước, sau đó lau khô và đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Nếu do côn trùng cắn như: giời leo, kiến ba khoang… cần rửa sạch với nước và xà phòng dịu nhẹ, tuyệt đối không được gãi vì sẽ khiến nọc độc của côn trùng lan rộng sang các vùng da xung quanh.

Gãi là nguyên nhân khiến vùng da bị bệnh lan rộng hơn

Gãi là nguyên nhân khiến vùng da bị bệnh lan rộng hơn

+ Khi vùng da bị bệnh có dấu hiệu đỏ, nổi mụn nước cần vệ sinh thường xuyên với nước muối sinh lý 0,9%, kết hợp với hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

+ Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống, kem bôi có chứa corticoid hoặc kháng histamine… điều trị viêm da tiếp xúc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

+ Không sử dụng các loại lá dân gian để tránh gây kích ứng, làm nặng tình trạng viêm tại vùng da bị viêm.

+ Nên bổ sung các loại vitamin như: A, E, D, C giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.

Để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh nên tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh đã được xác định. Nếu không thể kiêng tuyệt đối, hãy có biện pháp bảo vệ da như dùng gang tay, đồng thời vệ sinh da kỹ càng khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Đọc Thêm:

>>> Biểu hiện của bệnh zona thần kinh

>>> Bệnh zona cần kiêng gì?

>>> Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo hiệu quả nhất

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21