Vì sao trẻ thở khò khè khi bú? Đối phó thế nào cho hiệu quả?

Trẻ thở khò khè không những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Vì vậy, để sớm tìm ra cách điều trị, trước tiên cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân khiến trẻ mắc phải hiện tượng này là do đâu.

Trước tiên mẹ cần hiểu thở khò khè là như thế nào? Đây là hiện tượng khi bé thở sẽ phát ra những tiếng lạ, tiếng khò khè. Mẹ chỉ cần áp tai vào ngực hay miệng của bé là nghe rõ, rất giống như tiếng ngáy. Đặc biệt khi bệnh nặng thì ở xa cũng nghe thấy tiếng khò khè này. Tiếng khò khè có thể xuất hiện ngay cả khi bé ngủ, thức hoặc khi bé bú mẹ.

Trẻ thở khò khè khi bú

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú?

- Do trẻ đang mắc phải một số bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản hay bệnh hen phế quản với trẻ sơ sinh hay gặp nhất là viêm tiểu phế quản… Các bệnh lý này thường khiến Bé Thở Khò Khè Khi Bú, bên cạnh đó trẻ còn có các biểu hiện khác như sốt, ho nhiều, đau tức ngực, có đờm trong cổ, trẻ bú ít và khó ngủ.

- Do bé bị trào ngược dạ dày thực quản: đây cũng là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ đang bú mẹ. Lúc này do cơ thắt vòng dưới đóng mở không hợp lý khiến cho sữa và acid trong dạ dày trào lên, khi sữa trào lạc vào vùng mũi họng sẽ khiến bé dễ bị viêm đường hô hấp gây nên hiện tượng khò khè khó thở. 

Trẻ thở khò khè khi bú khiến giấc ngủ của bé không sâu

Trẻ thở khò khè khi bú khiến giấc ngủ của bé không sâu

Tham khảo: Những lưu ý mẹ cần biết khi bé thở khò khè

- Do trẻ bị bệnh viêm amidan kèm theo tình trạng ho có đờm khiến đờm tích tụ nhiều ở cổ họng nên mẹ dễ dàng nghe tiếng khò khè của con phát ra khi bú hoặc khi ngủ.

- Đặc biệt các trẻ có dị tật bẩm sinh như bị bệnh tim bẩm sinh cũng thường có những biểu hiện bị thở khò khè và kèm theo thở dốc, thở nhanh, da mặt tím tái…

- Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè cũng có thể là do bé bị mềm sụn thanh quản hoặc là do các mạch máu lớn chèn lên vùng thanh quản, từ đó khiến cho bé bị khó thở. 

- Ngoài ra việc mẹ cho con nằm gối quá cao khi bú, cho con bú sai tư thế, đắp nhiều chăn cũng làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ khi bú, khiến việc thở khó khăn hơn.

Trẻ thở khò khè khi bú có thể khiến bé bị nôn trớ

Trẻ thở khò khè khi bú có thể khiến bé bị nôn trớ

Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mẹ nên làm gì

Trẻ thở khò khè khi bú mẹ cần phải làm gì?

- Việc đầu tiên mẹ cần làm lúc này đó là cần cho bé bú đúng tư thế hơn. Theo đó mẹ nên ngồi để cho bé bú thay vì nằm cho con bú, mẹ đặt đầu bé cao hơn so với dạ dày của trẻ, cho bé hơi nghiêng người vào trong lòng mẹ. Tránh để bé nằm ngang hoặc thấp hơn so với dạ dày, như vậy bé vừa dễ nôn sữa mà còn khó thở hơn.

- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ sơ sinh: các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch mũi cho con, tránh để dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi của trẻ. Khi dùng nước muối sinh lý để vệ sinh thì mẹ cho bé nằm nghiêng sang một bên, nhỏ từng bên mũi, dùng tay massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi của bé sau đó dùng tăm bông lấy gỉ mũi cho sạch giúp làm thông thoáng mũi và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Trẻ thở khò khè khi bú - nhỏ mũi thường xuyên cho bé

Trẻ thở khò khè khi bú - nhỏ mũi thường xuyên cho bé

- Cần giữ ấm cho trẻ: đây cũng được xem là một cách tương đối hiệu quả để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú bởi khi cơ thế bé bị lạnh dễ bị cảm lạnh gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, dịch nhày mũi xuống họng có thể gây viêm đường hô hấp dưới từ đó càng làm tăng tiết dịch đờm và khò khè càng nặng hơn.

- Để giúp con giảm bớt tình trạng khò khè khi bú thì mẹ có thể dùng một chút tinh dầu tràm đem xoa nhẹ vào lòng bàn chân cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc có thể cho vài giọt dầu tràm vào chậu nước tắm của bé để bé dễ chịu hơn.

- Mẹ nên uống nhiều nước hơn để tăng hàm lượng nước có trong sữa cho con bú, nước sẽ giúp làm mát và làm sạch họng hơn. Còn với bé lớn hơn 1 chút thì mẹ có thể cho con uống nước ấm sẽ càng tốt hơn.

Ngoài ra khi trẻ thở khò khè kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt cao, ngủ kém, bú ít hoặc bỏ bú mẹ hãy cho bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị hiệu quả hơn. Tránh kéo dài hoặc tự ý chữa trị sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

> Bạn có biết Bé bị sôi bụng có nguy hiểm không? - Chuẩn đoán và xử lý

>Tìm hiểu Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status