Vết trầy xước xước mưng mủ có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ không?

Rất có thể trẻ sẽ bị đe dọa tính mạng và thậm chí tử vong chỉ vì vết trầy xước mưng mủ. Đây là lời cảnh báo được nhiều chuyên gia y tế đưa ra như một lời nhắc nhở cho các bậc phụ khuynh chớ coi thường, chủ quan khi con bị vấp, ngã và có vết trầy xước mưng mủ.

Thủ phạm khiến vết trầy xước của trẻ có mủ

Với bản tính hiếu động, ưa khám phá, chạy nhảy nên trẻ rất dễ bị vấp ngã, va quyệt dẫn đến trầy xước, rách da, chảy máu. Thông thường nếu được vệ sinh cho trẻ đúng cách thì chỉ sau vài ngày bé sẽ liền da non và được tái tạo lại vùng da mới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trẻ bị mưng mủ, sưng tấy đỏ, rỉ nước gây sốt cao, co giật khiến trẻ li bì, mệt mỏi, mất nhận thức…

Trẻ bị trầy xước da là chuyện rất thường gặp

Trẻ bị trầy xước da là chuyện rất thường gặp

Một điều chắc chắn đó là không phải ngẫu nhiên vết trầy xước mưng mủ ở trẻ. Có đến 3 nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

- Nhiễm trùng:

Quá trình chăm sóc thiếu sạch sẽ, không chu đáo, cẩn thận hoặc để trẻ cào cấu, gãi, chà xát lên vùng da bị trầy xước chính là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn xâm nhập tấn công gây mưng mủ, sưng tấy, rỉ rịch ở trẻ. Việc để trẻ bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng vì không chỉ cản trở đến quá trình phục hồi của vết thương mà còn khiến trẻ phải đối mặt với lưỡi hái của tử thần nếu vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng máu, tràn mủ màng tim, viêm màng não, áp xe phổi…

- Do dị ứng:

Trẻ có cơ địa dễ dị ứng khi sử dụng các loại thuốc bôi và uống để điều trị vùng da trầy xước cũng có thể phản ứng mạnh mẽ với các loại thuốc hoặc bông băng phẫu thuật và gây ra hiện tượng mưng mủ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

Sức đề kháng yếu là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết trầy xước

Sức đề kháng yếu là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết trầy xước

- Hệ miễn dịch kém:

Làn da trẻ vốn nhạy cảm và mỏng manh hơn da người lớn cộng với hệ miễn dịch yếu ớt cũng là điều kiện để vết trầy xước ở trẻ mưng mủ, chuyển biến xấu và lâu lành hơn.

Tham khảo: Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu thế nào?

Đừng để trẻ bị mất mạng chỉ vì vết trầy xước mưng mủ!

Là lời cảnh báo đanh thép dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ. Sống chết có thể do số nhưng nếu được bố mẹ vệ sinh, chăm sóc và chữa trị kịp thời thì vết trầy xươc có bị mưng mủ ở trẻ cũng không hề đáng lo. Ngược lại, chỉ cần chủ quan, từ vùng da mưng mủ đó sẽ là mồi ngon của tụ cầu khuẩn – thủ phạm dẫn đến nhiễm trùng máu, tràn mủ màng tim, viêm màng não và khiến trẻ rơi vào hôn mê sâu, tử vong nếu không kịp đưa đến bệnh viện.

Vậy cần làm khi khi trẻ xuất hiện vết trầy xước mưng mủ? Dưới đây là quy trình chuẩn để cha mẹ cùng thực hiện:

Cần vệ sinh vết trầy xước cho trẻ đúng cách

Cần vệ sinh vết trầy xước cho trẻ đúng cách

- Làm sạch vùng da bị trầy xước mưng mủ bằng nước muối sinh lý, thấm khô bằng gạc, bôi thuốc mỡ có có thành phần kháng sinh hoặc gel có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy đỏ, giảm ngứa, liền da non Oatrum Kids.

- Uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc tăng, giảm liều lượng thuốc.

- Tuyệt đối không bôi, thoa lên vết trầy xước đang bị mưng mủ ở trẻ các loại lá cây không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các loại kem trôi nổi trên thị trường.

- Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng, mưng mủ, vết thương có mùi hôi cần lập tức đưa trẻ nhập viện để được cứu chữa nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy mẹ làm ngay theo cách này

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
4 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21