Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh thủy đậu ở trẻ kéo dài dai dẳng, thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm là do cha mẹ mắc phải những sai lầm khi chăm sóc trẻ. Vậy, trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? kiêng gì? Dưới đây là những thông tin cha mẹ cần nắm được.

Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì?

Chế độ ăn uống, kiêng khem ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Vì vậy, để con nhanh chóng khỏi bệnh, cha mẹ hãy tích cực bổ sung cho con những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày:

+ Tăng cường cho bé ăn các loại rau củ quả như: cải bắp, rau bina, cà rốt, dưa chuột, súp lơ, giá sống, cà chua… do có chứa lượng kẽm lớn cần thiết bổ sung cho cơ thể.

Kẽm chính là thành phần có tác dụng tăng tốc độ làm lành sẹo cho vùng da bị tổn thương khi mụn nước bị vỡ ra. Vì thế với người bị bệnh thủy đậu nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao để tăng cường khả năng khô se liền sẹo các vết mụn đã vỡ, từ đó rút ngắn được thời gian điều trị.

Trẻ bị thủy đậu nên ăn chuối, đào, kiwi…

Trẻ bị thủy đậu nên ăn chuối, đào, kiwi…

+ Bổ sung trái cây tươi như: dưa hấu, kiwi, chuối, đào… giúp loại bỏ các tế bào chết, tăng cường tái tạo tế bào mới giúp nhanh lành vết thương.

+ Bị thủy đậu nên ăn gì? Mẹ hãy cho bé ăn thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi để kích thích và tăng cường hệ miễn dịch.

+ Với những trẻ bị mụn nước ở miệng, mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, nhạt, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, đồng thời vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: cháo, khoai tây nghiền, súp, nước canh…

+ Mẹ đừng quên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

Tham khảo: >>> Biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu không nên ăn gì?

Rất nhiều thực phẩm có chứa hoạt chất gây bất lợi cho người mắc bệnh thủy đậu, nếu cha mẹ không biết sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy, “có kiêng có lành” những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn đấy:

Kem, bơ, sữa, phô phai… không tốt cho trẻ bị thủy đậu

Kem, bơ, sữa, phô phai… không tốt cho trẻ bị thủy đậu

+ Nhóm thực phẩm từ bơ, sữa: sữa, phô mai, kem, bơ… được các bé rất yêu thích, nhưng khi bé mắc bệnh thủy đậu mẹ nên hạn chế cho bé ăn nhé.

+ Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh rất giàu chất béo bão hòa, nếu trẻ ăn nhiều sẽ làm thúc đẩy tình trạng viêm, khiến các nốt mụn nước lâu khỏi và có khả năng để lại sẹo xấu xí.

+ Thực phẩm cay, nóng, mặn: ớt, hạt tiêu, mù tạt, tương ớt, muối, nước mắm… sẽ không có lợi cho các tổn thương viêm loét trong khoang miệng của trẻ, vì vậy mẹ cần tuyệt đối không để bé ăn nhé.

+ Mặc dù hoa quả rất giàu vitamin và tốt cho cơ thể, nhưng những trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh… sẽ gây kích ứng những vết loét trong miệng và làm chậm quá trình phục hồi, từ đó gây nên các cơn đau dữ dội cho trẻ.

Các loại hạt làm virus sinh sôi nhiều hơn

Các loại hạt làm virus sinh sôi nhiều hơn

+ Đậu phộng và các loại hạt: Các loại hạt, đậu phộng, socola, nho khô… chứa một lượng lớn axit amin làm thúc đẩy sự sinh sôi của virus, từ đó khiến bệnh thủy đậu trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bệnh thủy đậu không nên ăn gì thì đây chính là câu trả lời.

+ Hải sản, thực phẩm tanh: tôm, cua, cá, mực… là những đồ hải sản mẹ nên cho bé kiêng vì chúng có chứa histamine làm tăng nguy cơ dị ứng khi trẻ bị thủy đậu.

Bên cạnh mối quan tâm bị thủy đậu nên ăn gì? kiêng gì? cha mẹ cần quan tâm hơn tới việc vệ sinh thân thể cho trẻ. Nhiều thông tin cho rằng khi bị thủy đậu nên kiêng nước, kiêng gió, quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác. Đúng là trẻ nên ở trong không gian kín gió, nhưng việc kiêng nước quả thực vô lý.

Nếu cha mẹ không vệ sinh da bé hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn, virus sinh sôi và làm bệnh nặng hơn. Do đó, tắm hàng ngày với nước ấm pha với 2 gói Bột tắm Nhân Hưng sẽ làm tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, và hỗ trợ điều trị thủy đậu rất hiệu quả.

Ngoài ra, cách ly bé với những người xung quanh cũng là điều cha mẹ nên làm để phòng tránh lây lan bệnh tạo thành ổ dịch nguy hiểm.

Trong trường hợp đã áp dụng các cách chăm sóc và điều trị như trên mà bệnh thủy đậu ở trẻ không thuyên giảm hoặc bé bị sốt cao, cha mẹ hãy lập tức đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị nhé.

Đọc thêm:

>>> Thời gian ủ bệnh thủy đậu bao lâu? thì phát bệnh ra ngoài

>>> Mắc bệnh thủy đậu có kiêng gió không? - kiến thức bạn cần biết để phòng ngừa

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21