Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Bệnh chân tay miệng có thể khiến trẻ bị viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi và thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị theo lộ trình, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để đẩy lùi bệnh nhanh chóng?

Ăn uống khoa học giúp trẻ mau khỏi tay chân miệng

- Tay chân miệng là bệnh thường bùng phát mạnh mẽ ở trẻ vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu được gây ra bởi một số vi khuẩn thuộc nhóm đường ruột như virus Coxsackie A16 và virus đường ruột tuýp 71 (EV71). Trong đó, nếu trẻ bị bệnh do virus EV71 phần lớn sẽ gây ra những biến chứng nặng nề và đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Rất nhiều trẻ là “nạn nhân” của tay chân miệng 

Rất nhiều trẻ là “nạn nhân” của tay chân miệng

- Biểu hiện sớm của bệnh tay chân miệng đó là trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng trong một vài ngay, tiếp đó ở niêm mạc miệng, trong má, lợi và mặt bên của lưỡi sẽ xuất hiện các nốt mụn nước. Khi mụn nước bị vỡ sẽ tạo ra các vết trợt, loét, rất đau đớn khiến trẻ khó khăn trong ăn uống, ngủ không ngon giấc, dễ sụt cân.

- Bệnh chân tay miệng do virus gây ra nên kháng sinh không có nhiều tác dụng, chủ yếu dựa vào sức đề kháng của cơ thể, do đó, một chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả. Thông thường, khi trẻ bị tay chân miệng nên ăn nhiều các thực phẩm mềm, nhuyễn và dễ tiêu hóa.

Thức ăn mềm phù hợp nhất với trẻ mắc tay chân miệng - Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì

Thức ăn mềm phù hợp nhất với trẻ mắc tay chân miệng

Đọc thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

8 thực phẩm bổ dưỡng giúp trẻ bị tay chân miệng ăn nhanh khỏi

Khi con bị tay chân miệng, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, song song với việc thực hiện đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, trấn an tinh thần trẻ thì cha mẹ cần bổ sung cho trẻ những món ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ có thêm sức khỏe chiến đấu và vượt qua bệnh tật.

Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Dưới đây là 8 thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên sử dụng cho trẻ bị bệnh lý này.

Nên cho trẻ bị tay chân miệng Súp và cháo loãng

- Tinh bột rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhất là khi trẻ bị tay chân miệng. Khi bị tay chân miệng trẻ sẽ bị sốt, mệt mỏi, đau họng nên việc ăn cơm sẽ gặp khó khăn, gây đau đớn trong quá trình nhai nuốt thay vào đó mẹ có thể nấu cháo loãng từ thịt gà, thịt lợn, thịt chim câu, xương… để thay đổi món cho trẻ.

Cháo loãng giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa - Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì

Cháo loãng giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa

- Cùng với cháo, mẹ có thể nấu các món súp từ rau củ quả như súp thịt gà bí đỏ, súp khoai tây, súp cá, súp cua kết hợp cùng với rau cho trẻ thưởng thức.

Đọc thêm: Viêm da bóng nước ở trẻ là bị bệnh gì ?

Trẻ bị tay chân miệng nên uống nhiều Sữa

Uống các loại sữa tăng đề kháng khi bé bị tay chân miệng

Uống các loại sữa tăng đề kháng khi bé bị tay chân miệng

- Là nguồn dinh dưỡng thiết yếu khi trẻ bị bệnh nói chung và tay chân miệng nói riêng. Sữa chứa nhiều protein nên cũng giúp bé mau chóng phục hồi, bổ sung thêm nước để bù nước, hạ sốt.

- Sữa cũng là thức uống phù hợp nhất vì khi trẻ bị tay chân miệng, các vết loét ở lưỡi và lợi khiến bé khó nhai, nuốt thì một ly sữa mát giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn. Mẹ nên pha sữa từng ít một và cho bé uống thành nhiều lần trong ngày.

Trẻ bị tay chân miệng nên bổ xung trứng

Trứng giàu chất đạm, khoáng chất - Trẻ bị tay chân miệng nên

Trứng giàu chất đạm, khoáng chất

- Cũng như sữa, trứng có chứa rất nhiều protein, chất đạm, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho trẻ. Trung bình trẻ có thể ăn 2-3 quả/tuần. Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau để trẻ dễ ăn, dễ nuốt khi đang bị tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn Hải sản

Tăng cường hải sản trong các món ăn của trẻ - Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì

Tăng cường hải sản trong các món ăn của trẻ

- Hải sản có nhiều canxi và kẽm là dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn. Đó là lí do, mẹ nên chế biến nhiều món ngon từ hải sản như hấp, xào, nấu súp từ cua, ghẹ, tôm… cho trẻ thưởng thức giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.

Xem thêm: Trẻ bị nổi mụn nước khắp người là bị bệnh gì?

Bé bị tay chân miệng nên ăn Đu đủ

Đu đủ giàu vitamin và tăng sức đề kháng rất tốt cho bé bị tay chân miệng

Đu đủ giàu vitamin và tăng sức đề kháng rất tốt cho bé bị tay chân miệng

- Đu đủ có nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho tiêu hóa nên rất cần thiết trong điều trị tay chân miệng ở trẻ. Đu đủ chín có vị ngọt, mềm, mát, dễ ăn nên cũng không ma sát vào các vết loét trong khoang miệng nên sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bé bị tay chân miệng nên ăn nhiều Sữa chua

- Không chỉ bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, sữa chua còn ngọt, mát, thanh, mềm nên là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ mắc tay chân miệng. Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua dạng mềm hoặc thức uống sữa chua lên men tự nhiên 1-2 hộp/ngày.

Sữa chua rất mềm và dễ ăn - Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Sữa chua rất mềm và dễ ăn lại tốt cho trẻ bị tay chân miệng

Bé bi tay chân miệng nên ăn Kem

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn Kem

Kem

- Cảm giác mát lạnh, sảng khoái của kem chính là một giải pháp giảm đau rất kịp thời và dễ chịu khi trẻ đang bị lở loét trong khoang miệng do tay chân miệng gây ra.

Để giúp trẻ có thêm dưỡng chất, mẹ nên chọn các loại kem trái cây thơm ngon, tránh ăn kem từ cacao, socola vì sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn.

Nước trái cây và sinh tố tố quả

- Trái cây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành các vết thương, loét nên rất cần thiết bổ sung cho trẻ bị tay chân miệng. Theo đó, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi hoặc các loại quả giàu vitamin A như các loại quả màu đỏ, vàng như dưa hấu, cà chua…

Trẻ bị tay chân miệng nên uống nhiều Nước ép sinh tô

Cho bé uống Nước ép sinh tố khi bi tay chân miệng

Ngoài ra mẹ có thể bổ xung thêm cho trẻ bị tay chân miệng ăn uống các loại sau:

- Nước dừa tươi: Trẻ bị tay chân miệng uống nước dừa tươi vừa bổ xung nước, vừa làm giảm ngứa, dịu nhẹ vết loét, tăng cường sức đề kháng cho bé

- Dưa hấu hoặc nước ép dưa hấu: Dưa hấu chứa nhiều vitamin C có khả năng ngăn ngừa các vết viêm loét lan rộng

- Ngoài ra còn một số loại như: Nước rau má, Bột sắn dây, Nước Nha Đam, Sài đất giúp tăng đào thải, tăng sức đề kháng cho bé rất tốt

Bên cạnh 8 thực phẩm nên ăn thì cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn thức ăn đặc, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Cha mẹ cũng không nên ép trẻ ăn vì có thể làm trẻ nôn trớ, khóc, ọe khiến trẻ sợ hãi và biếng ăn hơn.

Bài viết liên quan: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21