Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả?

Chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo, trẻ bị nhiễm virus hoặc ký sinh trùng hay do loại sữa công thức mẹ lựa chọn không phù hợp với bé… là những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.

Hiện tượng sôi bụng kèm tiêu chảy hay gặp ở các bé sơ sinh trong độ tuổi 3-18 tuần. Lúc này chức năng tiêu hoá của bé đang trong quá trình hoàn thiện, còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hoá.

Mẹ có thể nhận biết dễ dàng khi thấy bụng bé phát ra các tiếng kêu ùng ục kèm theo nôn trớ, chán ăn, hay quấy khóc, ngủ kém và đi ngoài. Nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tâm sinh lý của trẻ.

Bụng bé phát ra các tiếng kêu ùng ục kèm theo nôn trớ, chán ăn, hay quấy khóc, ngủ kém và đi ngoài

Bụng bé phát ra các tiếng kêu ùng ục kèm theo nôn trớ, chán ăn, hay quấy khóc, ngủ kém và đi ngoài

Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều do đâu?

- Nguyên nhân phổ biến nhất thường là do trẻ bị nhiễm phải virut hoặc ký sinh trùng. Điển hình với các loại virus gây bệnh đường ruột như Adenovirus, Rotavirus, hay Astrovirus… hoặc vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella, tả Vibrio cholera… Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể của bé sẽ sinh ra các độc tố hay kích thích nhu động đường tiêu hóa, từ đó làm tăng nhu động ruột, gây sôi bụng, đau bụng và đi ngoài ở trẻ.

- Chế độ ăn uống của người mẹ không đảm bảo cũng là lý do khiến bé tiêu chảy và sôi bụng. Bởi khi bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con. Nói cách khác nếu mẹ ăn phải các thức ăn bị nhiễm độc, bị ôi thiu, khi trẻ bú phải sữa của mẹ sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa cho con. Bên cạnh đó nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm gây đầy hơi như bắp cải, cam, súp lơ, giá đỗ… cũng gây sôi bụng.

 Chế độ ăn uống của người mẹ không đảm bảo cũng là lý do khiến bé tiêu chảy và sôi bụng

Chế độ ăn uống của người mẹ không đảm bảo cũng là lý do khiến bé tiêu chảy và sôi bụng

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều và cách xử lý

- Bên cạnh đó, với các bé sơ sinh khi hệ tiêu hoá còn non yếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước trái cây từ sớm cũng gây hại cho dạ dày của bé. Có thể các thực phẩm rau củ trái cây xay, nước ép trái cây rất giàu vitamin nhưng dạ dày của bé lại chưa thể tiêu hoá tốt được các chất có trong đó nên đương nhiên sẽ dẫn đến sôi bụng.

- Do loại sữa công thức mẹ đang cho con dùng có chứa hàm lượng lactose và đạm quá cao, điều này đã vô tình tạo gánh nặng cho dạ dày của bé. Dạ dày của trẻ không tiêu hoá được nên khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài.

- Bé bú không đúng cách cũng là một trong các lý do khiến trẻ bị sôi bụng. Bởi khi bú bình không đúng cách có thể khiến bé nuốt phải nhiều không khí dẫn đến bé bị đầy bụng chướng hơi cũng khiến bé bị sôi bụng. 

- Do mẹ pha sữa không đúng theo tỷ lệ công thức, nước pha sữa chưa được đun sôi hay bình sữa chưa được vệ sinh tốt dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày. pha quá loãng hoặc quá đặc cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé

- Do trẻ bị ngộ độc và dị ứng với thực phẩm, nhất là hải sản, ngộ độc có thể xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ hoặc do loại sữa công thức mà bé dùng có chứa Protein bé không thể hấp thu được dễ gây dị ứng. Đó cũng là lý do mà vì sao các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ không nên ăn hải sản khi ở cữ hoặc cho con ăn sữa bò sớm.

- Ngoài ra việc mẹ cho con uống nước ép hoa quả quá sớm với lượng lớn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ. Đặc biệt các loại nước ép đóng chai thường có nhiều đường nhân tạo và nồng độ fructose cao cũng khiến cho bé bị đau bụng và đi ngoài.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều điều trị như thế nào?

Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều mẹ massa bung cho bé và hãy cho bé bú mẹ nhiều hơn

Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều mẹ massage bụng cho bé và hãy cho bé bú mẹ nhiều hơn

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? để tốt cho bé

- Mẹ hãy kiểm tra lại chế độ ăn của mình để điều chỉnh sao cho hợp lý. Cụ thể mẹ nên tránh xa các đồ ăn cay  nóng, thức ăn sống tái, thức ăn cần được chế biến chín kỹ, ăn các thức ăn lành dạ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

- Mẹ hãy uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả, như vậy sẽ giúp bổ sung nước và vitamin vào trong sữa. Bé bú sữa sẽ giúp bù đắp lại lượng nước đã mất đi do đi ngoài.

- Đổi loại sữa công thức mới cho con, nên ưu tiên dùng loại sữa có tính mát có chứa nhiều chất xơ dễ tiêu hoá, sữa ít đạm, có thành phần protein giống với thành phần trong sữa mẹ và ít lactose.

- Thay đổi tư thế bú cho phù hợp: lúc này mẹ nên ngồi cho con bú, giữ đầu bé cao hơn một chút khi bú để hạn chế việc bé nuốt nhiều không khí. Với bé bú bình thì chọn loại bình có thiết kế núm vú phù hợp để không khí không lọt vào khi bé bú

- Sau khi bé bú xong không nên cho trẻ nằm ngay mà hãy bế cao đầu trẻ 1 lúc, có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi, giúp con tiêu hoá tốt hơn.

- Nếu bé đang uống nước ép đóng hộp thì mẹ cần phải dừng ngay lại, không nên tiếp tục uống bởi sẽ càng nặng hơn.

- Khi trẻ bị sôi bụng đi ngoài mẹ hãy cho bé bú mẹ nhiều hơn, trong sữa mẹ có nhiều kháng thể không những tốt cho tiêu hoá mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp bé chống tiêu chảy tốt hơn, hỗ trợ bé mau khỏi sôi bụng.

- Cho trẻ uống men vi sinh, trong men chứa hàng tỷ lợi khuẩn bổ trợ tiêu hoá hiệu quả, giải quyết tốt tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và sôi bụng ở trẻ.

Ngoài ra mẹ nên cho con đi khám tại bệnh viện nếu tình trạng tiêu chảy và đầy bụng kéo dài kèm theo sốt cao, sút cân, khóc thường xuyên…

Tìm hiểu thêm:

>>> Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

>>> Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm  là bị bệnh gì?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21