Trẻ bị rôm sảy trên mặt và cách điều trị khỏi ngay sau 3-5 ngày

Nhìn con gái mới 3 tháng tuổi quấy khóc ngằn ngặt vì rôm nổi khắp mặt, cổ, lưng... mà chị Yến chỉ biết xót xa, mặc dù chị đã làm mọi cách có thể mà rôm vẫn không chịu lặn. Thế mới biết, trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên mặt và cách điều trị sao cho nhanh khỏi luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho những bậc làm cha làm mẹ đang nuôi con nhỏ, trong khi mùa hè đã bắt đầu tăng nhiệt.

Rôm sảy – Khó chịu cho con, ám ảnh cho mẹ

Mỗi khi thấy nhiệt độ tăng cao là chị Yến lại “tái mặt”, nguyên nhân cũng chỉ bởi bé Múp nhà chị tuy mới 3 tháng tuổi nhưng đã trải qua 5 lần, 7 lượt bị rôm sảy ghé thăm. Nhìn con gãi ngứa khó chịu, mụn đỏ như “nở hoa” khắp người, nhiều khi gãi mạnh quá còn khiến mụn vỡ, trầy xước rớm máu mà chị Yến chỉ biết xót xa.

Đây cũng là nỗi ám ảnh chung của chị Hoa khi có con trai 6 tháng tuổi thường xuyên bị bệnh rôm sảy. Những đêm bế con trên tay, hết xoa lưng lại làm trò dỗ dành mà con vẫn không chịu nín khiến cả nhà chị náo loạn. Bà nội được cho là người có kinh nghiệm trong việc chăm cháu cũng phải bó tay vì có tắm nước lá thường xuyên đến mấy thì rôm sảy trên mặt và người bé cũng không thể hết triệt để.

 Bé bị rôm sảy trên mặt là nỗi ám ảnh của các bậc cha mẹ mỗi khi hè về

Bé bị rôm sảy trên mặt là nỗi ám ảnh của các bậc cha mẹ mỗi khi hè về

Theo bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị rôm sảy trên mặt và cách điều trị hiệu quả luôn là câu hỏi lớn được các bậc cha mẹ quan tâm mỗi khi hè về. Bởi nhẽ, thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến các mao mạch trên da bé bị giãn ra, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập, Đồng thời,trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín gây bít tắc hoặc vỡ ống tuyến, hình thành nên rôm sẩy.

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi. Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ... Bác sĩ Lộc cũng cho biết thêm, với những trường hợp rôm sảy thông thường, nếu cha mẹ vệ sinh da bé đúng cách, bệnh có thể hết trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, rôm sảy có thể xuất hiện mụn mủ gây đau đớn cho bé, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết.

Đối với bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều chủ yếu từ:

- Môi trường quanh bé có thoáng mát hay không

- Quần áo, tã bỉm bé mặc có quá nóng vùng mặt, lưng, cổ.. bé lúc nào cũng ẩm ướt bởi mồ hôi

- Việc vệ sinh của mẹ sau khi bé ăn có sạch sẽ hay không nếu không sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

- Thức ăn mà mẹ ăn hàng ngày có nóng không. Nếu mẹ sử dụng các thực phẩm nóng thì cơ thể bé cũng được tiếp nhận các thành phần từ các thực phẩm đó qua đường sữa mẹ vì độ tuổi này chủ yếu bé sử dụng sữa mẹ và một số loại sữa ăn bên ngoài.

- Việc tắm giặt vệ sinh hàng ngày cho bé

Trị khỏi rôm sảy sau 3-5 ngày nhờ thảo dược tự nhiên

Theo bác sĩ Lộc, một trong những sai lầm của các bậc cha mẹ khiến tình trạng rôm sảy của con ngày càng thêm nặng đó là tự ý điều trị. Nhiều mẹ vì quá “tôn sùng” các loại lá tắm tự nhiên nên đã lạm dụng quá mức, ngay cả khi da con đã xuất hiện vết thương hở. Đây là cơ hội thuận lợi để các vi khuẩn, tạp chất có trong lá tắm tấn công làn da yếu ớt của bé gây nên hiện tượng kích ứng.

Điều quan trọng nhất trong điều trị rôm sảy là giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ

Điều quan trọng nhất trong điều trị rôm sảy là giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ

Một số mẹ vì thiếu hiểu biết nên vẫn giữ thói quen dùng tay nặn, giết rôm dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Số khác lại bôi phấn rôm lên vùng cơ thể mọc rôm sảy làm bít lỗ chân lông hoặc sử dụng sản phẩm chứa chất bảo quản, hóa chất kích ứng khiến bệnh kéo dài và khó chữa hơn.

Do đó, bác sĩ Lộc khuyến cáo các bậc cha mẹ: Điều quan trọng nhất trong điều trị rôm sảy nằm ở khâu vệ sinh da bé. Da bé càng khô thoáng, sạch sẽ, vi khuẩn càng không có chỗ làm tổ, từ đó rôm sẩy cũng nhanh chóng lặn mất.

ĐỌC THÊM: >>> Chữa rôm sảy mùa hè cho trẻ hiệu quả nhất

Để chăm sóc da bé đúng cách, cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuyệt đối không tắm nước lá khi da bé xuất hiện trầy xước, không dùng tay nặn rôm gây nhiễm trùng.

- Không massage cho bé bằng dầu dừa, ô-liu: Điều này sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn.

- Không dùng sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.

- Không đưa trẻ đến những nơi đông người, đồng thời cha mẹ cần lưu ý che chắn cho trẻ bằng mũ, nón rộng vành khi đi ra ngoài, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên bổ sung thêm các thực phẩm thanh nhiệt như cam, quýt, chè đỗ đen, đỗ đỏ, bột sắn dây, nước rau má…

- Vệ sinh da bé hàng ngày bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Hiện nay, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là sản phẩm được hàng nghìn cha mẹ sử dụng để điều trị rôm sảy và các bệnh lý ngoài da cho bé nhờ hiệu quả vượt trội chỉ sau 3-5 ngày.

Bột tắm Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như tinh chất hoàng liên, berberin, chlorophyll, tinh dầu mùi… có tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus; làm sạch da, khử mùi, chống viêm, giảm ngứa rất hiệu quả.

Để trị bệnh rôm sảy, mẹ hòa tan một gói nhỏ bột tắm với 5-7 lít nước ấm sạch, tắm hàng ngày cho trẻ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status