Trẻ bị nôn trớ nhiều làm gì để khắc phục?

Bé bị nôn trớ nhiều và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ, bé sẽ chậm lớn và còi cọc, khiến cha mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ. Để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ áp dụng ngay các biện pháp dưới đây.

Thực tế mà nói nôn trớ không phải hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, hầu hết bé nào cũng bị nôn trớ, tuy nhiên tuỳ vào từng mức độ nặng nhẹ mà mối nguy hiểm khác nhau. Nguyên nhân khiến trẻ bị trớ nhiều thường là do mẹ cho bú quá no, bú không đúng cách gây đầy bụng, cho bé nằm ngay khi vừa bú no xong, do bé bị dị ứng với thành phần có trong sữa công thức…Bên cạnh đó rất có thể là do bé đang bị trào ngược dạ dày, cảm lạnh hay bệnh tiêu hoá nào đó…

Trẻ bị trớ nhiều thường là do mẹ cho bú quá no, bú không đúng cách

Trẻ bị trớ nhiều thường là do mẹ cho bú quá no, bú không đúng cách

Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì nôn trớ kéo dài cũng ảnh hướng tới việc ăn uống của bé, bé không hấp thu được dinh dưỡng, dẫn đến sức khoẻ yếu và chậm lớn. Do đó cần phải có biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng đó.

Khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ nhiều

- Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày:

Cụ thể khi bé thường xuyên bị nôn trớ tốt nhất không nên cho bé ăn quá no. Thay vào đó hãy chia thành nhiều các bữa ăn, mỗi bữa chỉ ăn 1 lượng vừa đủ, như vậy bé sẽ tiêu hoá tốt và hấp thu tốt hơn, tránh được tình trạng bị nôn trớ. Đặc biệt cho bé ăn vào đúng khung giờ nhất định để hình thành phản xạ tiêu hoá ổn định, giúp bé tiêu hoá ổn định, không sợ bị ọc sữa.

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra cho bé

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra cho bé

- Cho bé bú đúng cách:

Bú sai cách cũng là nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ nhiều, do vậy muốn con hết trớ mẹ cần điều chỉnh thói quen cho con bú. Cụ thể mẹ nên cho con bú ở tư thế ngồi thay vì nằm cho bú, đặt đầu bé cao hơn so với dạ dày ít nhất là 30 độ, cho bé nghiêng vào trong khi bú để sữa không bị trào ra.

Trong quá trình bé bú hoặc sau khi vừa mới bú xong thì mẹ không nên đùa giỡn với bé, tránh để bé cười sẽ gây sặc sữa và trớ sữa. Đồng thời khi trẻ bú xong mẹ không được đặt bé nằm ngay mà nên vác bé ở trên vai ít nhất là 10 phút, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé đẩy lượng khí thừa ra khỏi da dày để tránh tình trạng đầy bụng, giúp bé tiêu hoá tốt, cho xuôi sữa rồi mới cho bé nằm.

Thêm vào đó khi cho con bú mẹ dùng 2 ngón tay kẹp vào núm vú để giúp sữa chảy chậm hơn. Nhất là với mẹ mới sinh con sữa ra rất nhiều, khi bé bú nhiều sữa quá sẽ dễ gây đầy bụng và ợ sữa. Cho nên mẹ cần làm như vậy để tránh cho con bị ọc sữa.

- Cho bé nằm đúng tư thế:

Đối với những trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày việc cho con nằm đúng với tư thế chuẩn sẽ giúp tránh bị nôn trớ rất hiệu quả, Theo đó khi cho bé nằm chơi hay ngủ mẹ đặt đầu bé lên gối cao hơn so với dạ dày. Không nên đặt đầu thấp hơn hoặc ngang dạ dày bởi như thế bé sẽ dễ trớ sữa. Tốt hơn có thể cho con nằm nghiêng sang bên trái, giúp bé ngủ ngon và không lo bị trớ sữa.

Cho bé nằm bú đúng tư thế

Cho bé nằm bú đúng tư thế

- Thay sữa công thức phù hợp:

Trẻ bị nôn trớ nhiều rất có thể do bị dị ứng với loại sữa công thức mà bé đang dùng. Hoặc sữa đó có chứa nhiều dinh dưỡng khó tiêu hoá, dễ gây đầy bụng. Vì thế mẹ hãy chọn loại sữa khác mát và dễ thuỷ phân để trẻ dễ tiêu hoá hơn.

- Với những bé hay bị trớ sữa về đêm mẹ nên hạn chế cho con ăn đêm nhiều, đồng thời giữ ấm cơ thể cho bé để không xảy ra ọc sữa.

Ngoài ra nếu mẹ đã áp dụng các cách mà tình trạng nôn trớ vẫn diễn ra hàng ngày kèm theo triệu chứng chán ăn, không ăn uống, thường xuyên quấy khóc, bé sốt cao, tiêu chảy, chậm lớn… mẹ nên cho con tới gặp bác sỹ để có phương án điều trị hiệu quả.

Đọc thêm: 

>> Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao và có nguy hiểm không?

>> Trẻ bị nôn trớ và sốt mẹ phải làm những gì để bé nhanh khỏi

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21