Tổng hợp từ A-Z về chàm sữa mọi mẹ bỉm cần biết

Khoảng 20% trẻ em trên toàn thế giới là “nạn nhân” của chàm sữa, đây cũng là bệnh viêm da dị ứng có tỷ lệ tái phát cao và thuộc hàng cứng đầu, khó chữa bậc nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Bệnh chàm sữa là gì?

Chàm sữa (tên tiếng Anh là atopic dermatitis) hay lác sữa là tình trạng viêm da tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Chàm sữa phổ biến ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh thường tự khỏi khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu sau 4 tuổi bệnh vẫn tái diễn thì sẽ trở thành chàm thể tạng.

Hầu như mọi trẻ đều bị chàm sữa ít nhất 1-2 lần

Hầu như mọi trẻ đều bị chàm sữa ít nhất 1-2 lần

2. Triệu chứng điển hình và các giai đoạn phát triển của chàm sữa

Chàm sữa hay gặp nhất ở 2 má, có tính chất đối xứng, ở những lần tái phát sau có thể xuất hiện ở da đầu, trán, cằm, cổ, thân mình, chân tay trẻ. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Trường hợp nặng có thể lan ra toàn thân. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị chàm sữa gồm:

- Vùng da bị bệnh nổi hồng ban, sờ khô ráp, xuất hiện vảy nhỏ li ti.

- Da khô, bị kéo căng, phá huỷ. Sau đó xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mày, tróc vẩy.

- Da viêm, gây ngứa và đau rát.

 Cơ chế của quá trình chàm sữa

Cơ chế của quá trình chàm sữa

Chàm sữa thường xuyên tái phát, đặc biệt khi trời chuyển lạnh. Thông thường trẻ có thể bị chàm sữa vài lần trong những năm tháng đầu đời. Chàm sữa phát triển qua 5 giai đoạn như sau:

STT

Các giai đoạn phát triển của chàm sữa

Biểu hiện cụ thể trên da

 

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

- Vùng da thương tổn của trẻ xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa.

- Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước.

 

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

- Làn da đỏ, xuất hiện mụn nước, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh.

- Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.

 

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước

- Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm rất cao.

- Nếu trẻ gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ.

 

Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn

- Khi mụn nước bị vỡ sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.

- Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng 1-3 ngày.

 

 

Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

- Lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

- Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.

 Các giai đoạn phát triển của chàm sữa

Các giai đoạn phát triển của chàm sữa

3. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chàm sữa thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc những trẻ có cha mẹ mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang, sẩn ngứa, sổ mũi kéo dài, mề đay.

 Chàm sữa thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng

Chàm sữa thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng

Ngoài cơ địa dị ứng thì chàm sữa còn có liên quan đến các yếu tố dị ứng. Đây cũng là những tác nhân khiến bệnh chàm sữa dễ dàng tái phát hoặc làm gia tăng tình trạng bệnh Các yếu tố dị ứng có thể kể đến như:

- Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp cũng có thể khiến trẻ bị chàm sữa, khí hậu cũng là thủ phạm gây ra bệnh chàm sữa theo mùa ở trẻ.

- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Sữa bò, trứng, đồ biển, đậu nành, thực phẩm lên men, đậu phộng…

- Các chất kích thích tại chỗ: Quần áo lông cừu, sợi tổng hợp, mồ hôi ứ đọng nhiều, xà bông, chất tẩy rửa, một số thuốc bôi ngoài…

- Các dị nguyên đường hô hấp: Bụi bẩn, nấm mốc, bọ chét, phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá.

4. Biến chứng nguy hiểm khi bị chàm sữa

Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, chàm sữa còn “cướp” đi giấc ngủ ngon và khiến trẻ quấy khóc, bú kém, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, việc trẻ liên tục đưa tay lên chà, gãi, cọ vùng da mắc chàm sữa cho đỡ ngứa có thể khiến các mụn nước bị vỡ, rỉ nước, da rớm máu, lở loét.

Nếu không được vệ sinh và chăm sóc vùng da mắc bệnh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut, vi nấm xâm nhập, tấn công gây ra chàm bội nhiễm, nhiễm trùng da, viêm da mủ, nhiễm trùng máu và thậm chí là tử vong ở trẻ.

Chàm bội nhiễm là biến chứng nguy hiểm của chàm sữa 

Chàm bội nhiễm là biến chứng nguy hiểm của chàm sữa

Ngoài ra, việc lạm dụng quá nhiều các loại kem bôi chứa corticoid trong điều trị chàm sữa cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, khiến trẻ còi xương, chậm phát triển, gây nấm da, teo da, rạn da và suy tuyến thượng thận.

5. Phương pháp điều trị chàm sữa

5.1 Điều trị chàm sữa bằng bài thuốc dân gian

Để trị chàm sữa cho trẻ, nhiều mẹ bỉm áp dụng các bài thuốc dân gian từ là chè xanh, lá trầu không, lá ổi, lá sim, khoai tây, dầu dừa… Tuy mang lại sự an toàn, thân thiện cho làn da và sức khỏe của trẻ nhưng các bài thuốc này hiện chưa được bất kỳ một tổ chức y tế nào khẳng định về chất lượng và hiệu quả trị chàm sữa.

Bên cạnh đó, trị chàm sữa bằng bài thuốc dân gian cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đó là: Các nguyên liệu này có thể chứa bụi bẩn, sâu bọ, thuốc trừ sâu… sẽ khiến tình trạng chàm sữa trầm trọng hơn và để lại những hệ lụy khôn lường.

 Cần thận trọng khi trị chàm sữa bằng bài thuốc dân gian

Cần thận trọng khi trị chàm sữa bằng bài thuốc dân gian

Tìm hiểu: Chữa chàm sữa bằng dầu dừa

5.2 Điều trị chàm sữa bằng thuốc tây

Để điều trị chàm sữa hiệu quả cần phải kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân:

* Điều trị tại chỗ:

- Sử dụng sữa làm dịu da (Emollients)/ kem dưỡng ẩm da: Sử dụng đối với chàm sữa thể nhẹ, da chỉ bị khô và hoặc ửng đỏ. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân, từ 1- 2 lần/ ngày.

- Sang thương tiết dịch: Sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, xanh methylen hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen.

- Corticoid bôi (Hydrocortisone 1% cho các sang thương vùng mặt, Clobetasone 0,5% ở chi và thân): Chỉ định khi chàm sữa ở mức độ trung bình hoặc nặng trong giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính, không quá 7 ngày.

Các mẹ tuyệt đối không được lạm dụng Corticoid bôi vì có thể dẫn đến những hệ quả đáng tiếc như sạm da, teo da, sạm da, ở trẻ...

* Điều trị toàn thân:

- Thuốc chống ngứa: Thuốc kháng histamin đường uống, dùng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên tốt nhất các mẹ cần lựa chọn hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

 Chỉ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

Chỉ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

- Kháng sinh: Thường được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn (tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn) như có tổn thương tiết dịch mủ, trẻ sốt, nổi hạch vùng. Trong đó, kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, nên dùng mỗi đợt từ 10-14 ngày.

Tìm hiểu thêm: Berberin - thần dược với cơ thể

6. Sai lầm khi điều trị chàm sữa ở trẻ

Với tâm lý muốn chữa trị chàm sữa nhanh chóng, triệt để, nhiều mẹ đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong điều trị. Những sai lầm này không chỉ khiến bệnh chàm sữa dai dẳng, khó chữa hơn mà còn khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Có thể kể đến như:

- Tắm cho trẻ bằng các loại lá tắm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến trẻ bị kích ứng da và bị bội nhiễm.

- Vẫn tiếp tục tắm cho trẻ bằng xà phòng, sữa tắm có chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt khi trẻ đang mắc chàm sữa.

- Không sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ: Chàm sữa thường gây khô da nên nếu trong quá trình điều trị không kết hợp với việc dưỡng ẩm sẽ khiến da trẻ nứt nẻ, thô ráp và lâu khỏi hơn.

 Kem bôi chứa corticoid rất nguy hiểm cho trẻ

Kem bôi chứa corticoid rất nguy hiểm cho trẻ

- Lạm dụng kem bôi trị chàm sữa chứa corticoid: Nhờ tác dụng mang lại hiệu quả trị chàm sữa nhanh nên nhiều mẹ luôn ưu tiên sử dụng kem bôi trị chàm sữa chứa corticoid để điều trị cho trẻ.

Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid là một chất kháng viêm và chống dị ứng mạnh nhưng chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Việc lạm dụng sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, gây teo da, rạn da và suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

- Điều trị rập khuôn: Chàm sữa là bệnh lý về da có diễn biến phức tạp và phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi giai đoạn cần có sự điều trị tương ứng, việc rập khuôn theo một phương pháp hoặc kết hợp cùng lúc quá nhiều phương pháp khác nhau sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.  

- Giữ vệ sinh vùng da bị chàm không đúng cách: Không tắm, rửa, vệ sinh cho trẻ thường xuyên hoặc tắm, lau rửa cho trẻ bằng nước quá nóng hay quá nguội; không đeo bao tay cho trẻ để trẻ cào cấu, gãi lên vùng da bị bệnh khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây hại cho trẻ.

Đừng để trả giá đắt vì sự chủ quan với chàm sữa 

Đừng để trả giá đắt vì sự chủ quan với chàm sữa

- Tâm lý nôn nóng, chủ quan: Chủ quan không trị chàm sữa đến nơi đến chốn hoặc nôn nóng chỉ muốn trị thật nhanh chàm sữa là 2 sai lầm thường gặp ở 90% các bậc phụ huynh. Cha mẹ cần nhớ rằng “dục tốc thì bất đạt” hoặc quá chủ quan, thờ ơ với chàm sữa hay lựa chọn sai phương pháp trị bệnh chỉ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và khó chữa hơn.

Đọc thêm: Chàm sữa có lây không?

7. Phòng ngừa chàm sữa như thế nào?

- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi nhanh.

- Tránh mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây ngứa, bí tắc da.

- Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên.

- Mẹ tránh ăn hoặc cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa tươi nguyên chất, thịt bò…

 Không nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

Không nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

-  Không để trẻ tiếp xúc với lông thú bông, thú nuôi và bụi bẩn.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ.

- Cho trẻ ở trong môi trường trung tính, không quá nóng hoặc quá lạnh và tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

8. Cần lưu ý gì khi trẻ bị chàm sữa?

- Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

- Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

- Khi chàm sữa bị chảy nước hoặc xuất hiện tình trạng bội nhiễm, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

9. Trị chàm sữa an toàn và hiệu quả bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Để hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ, các mẹ đừng quên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu Mùi… Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, khử mùi, làm sạch da đồng thời giúp trị chàm sữa nhanh chóng sau 5-7 ngày sử dụng.

 Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – “khắc tinh” của chàm sữa

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – “khắc tinh” của chàm sữa

Thông thường chàm sữa có đến 5 giai đoạn phát triển nhưng để trị chàm sữa bằng Bộ tắm trẻ em Nhân Hưng thì chỉ cần trải qua 3 giai đoạn. Mẹ muốn tiêu diệt chàm sữa, hãy lưu nhớ ngay cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng như sau:

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân HưngSerum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

 1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tấy

Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
 2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
 3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

 

- Hòa tan 1  gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp  xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status