Những lưu ý quan trọng khi trẻ bị chảy nước mũi trong mẹ cần biết

Bé bị chảy nước mũi trong nếu mới chớm sẽ rất dễ điều trị, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nước mũi đục, nghẹt mũi và khiến trẻ khó thở. Thậm chí nhiều bà mẹ, nhất là những người mới làm mẹ lần đầu còn không biết cách xử lý hoặc xử lý không đúng cách vô tình khiến bệnh của con càng trở nên trầm trọng hơn.

Thông thường khi bé chảy nước mũi trong có thể là do bé bị dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể bé chưa thích nghi kịp nên dẫn tới sổ mũi. Bên cạnh đó có thể do bé đang bị cảm lạnh, bị cúm, bị nhiễm lạnh do nằm điều hoà ở nhiệt độ quá thấp quá lâu hoặc do tắm nước lạnh, tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột…

Nước mũi trong có thể do bé bị dị ứng thời tiết hay dị ứng phấn hoa

Nước mũi trong có thể do bé bị dị ứng thời tiết hay dị ứng phấn hoa

Tham khảo:

>>> Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không?

>>> Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?

>>> Trẻ bị sổ mũi có nên tắm hay không?

1, Khi trẻ bị chảy nước mũi trong mẹ không nên tự ý dùng thuốc tây

Các mẹ nên biết dịch mũi trong tức là tình trạng bệnh của con khá nhẹ mẹ không nên lạm dụng ngay thuốc kháng sinh lúc này. Là một người mẹ thông minh, bạn cần tìm các giải pháp khác thay vì dùng thuốc, bởi thuốc tây đối với trẻ nhỏ rất có hại và không được khuyến khích dùng. Đặc biệt việc tự ý mua thuốc về cho con uống khi chưa thăm khám sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé, gây nhờn thuốc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.

2, Nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày cho bé

Cách đơn giản và hiệu quả nhất mà mẹ cần làm ngay lúc này đó là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ có thể ra hiệu thuốc mua lọ nước muối 0,9% về nhỏ mũi hàng ngày cho con, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần là bé sẽ mau khỏi. Mẹ có thể ngâm chai nước muối trong nước ấm để dung dịch nước muối ấm lên, việc rửa mũi cho bé bằng nước muối ấm giúp làm loãng dịch nhày mũi hơn cũng như làm dãn hệ thống mạch dưới niêm mạc mũi giúp tình trạng viêm sớm cải thiện. Ngoài ra, dung dịch nước muối không những có khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn giúp đánh tan dịch, giúp bé dễ thở hơn. Các mẹ chỉ cần đều đặn nhỏ mũi cho bé là sẽ sớm hết sổ mũi mà không phải dùng thuốc.

Mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không tự ý pha nước muối tại nhà, nước muối ngoài hiệu thuốc đã được pha đúng tỷ lệ chuẩn nên sẽ an toàn hơn mà giá lại rất rẻ chỉ vài nghìn 1 lọ. Trong khi nếu tự pha mà sai tỷ lệ sẽ không tốt, nếu quá loãng sẽ không mang lại tác dụng hoặc quá đặc sẽ làm teo niêm mạc mũi của trẻ khiến tình trạng khó cải thiện.

3, Hạn chế tối đa việc cho con nằm điều hoà ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá lâu

Các mẹ cần biết rằng nằm điều hoà lâu chính là một trong những lý do khiến trẻ bị chảy nước mũi trong. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, nếu nằm điều hoà thường xuyên cả đêm lẫn ngày, nhiệt độ thấp sẽ rất dễ khiến bé bị nhiễm lạnh và gây sổ mũi, thêm vào đó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Do vậy nếu thực sự không cần thiết mẹ không nên cho con nằm điều hoà, hãy mở cửa thông thoáng và bật quạt phe phẩy để giúp bé mau khỏi hơn. Đồng thời nếu bật điều hoà thì nên bật nhiệt độ vừa phải phù hợp với thân nhiệt của bé, để bé không bị lạnh.

Nếu mẹ cho con nằm điều hòa nên thường xuyên kiểm tra lòng bàn tay, bàn chân, tai của con, nếu thấy các vị trí này khi sờ vào có cảm giác lạnh tay mẹ thì rất có thể cơ thể bé đang bị lạnh mẹ nên đeo thêm bao tay, bao chân, tăng nhiệt độ phòng lên để thân nhiệt của bé sớm ổn định hạn chế tình trạng bị cảm lạnh.

4, Phải giữ ấm cơ thể cho bé

Đa phần các bé bị chảy nước mũi trong đều là do bị nhiễm lạnh mà ra. Do vậy điều quan trọng để giúp con nhanh hết sổ mũi đó là phải giữ ấm cho bé. Đặc biệt là vào mùa đông hay các dịp chuyển mùa từ nóng sang lạnh, mẹ cần đi tất chân tất tay, mặc ấm cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với khí lạnh. 

Các mẹ có thể massage lòng bàn chân cho con bằng tinh dầu tràm, giúp làm ấm cơ thể và hạn chế được tình trạng trẻ bị cảm lạnh.
 Ngoài ra các mẹ cũng có thể bôi một ít tinh dầu tràm hay bạc hà lên phía ngoài quần áo của trẻ hoặc lên gối, chăn màn của bé, hoặc sử dụng đèn xông tinh dầu đặt ở phòng của bé… Cách này sẽ giúp làm ấm cho bé, giúp thông thoáng mũi, dễ thở hơn và phòng tránh cảm cúm rất tốt.

5, Tắm rửa sạch sẽ cho bé với nước ấm

Nhiều mẹ thấy con sổ mũi thì kiêng tắm, không cho bé tắm. Tuy nhiên cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi, nếu không được tắm sẽ càng khiến bé khó chịu và dễ mắc các bệnh lý ngoài da gây khó chịu cho bé. Vì thế mẹ vẫn có thể tắm rửa hàng ngày cho con nhưng nên tắm bằng nước ấm, pha thêm 1-2 giọt tinh dầu tràm hay bạc hà càng tốt. Nước ấm sẽ giúp bé thư giãn, khoan khoái hơn và mau hết chảy nước mũi.

Đọc thêm: Nguyên nhân khiến bé sổ mũi xanh là bị bệnh gì?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21