Những lưu ý mẹ cần biết khi bé thở khò khè

Bé thở khò khè là tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên hầu hết cha mẹ lại không biết cách xử lý nên vô tình khiến bệnh của con trở nên nặng hơn. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải hiện tượng này hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây để từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Em bé thở khò khè là khi bé thở hoặc ngủ thường phát ra tiếng kêu khò khè, mẹ có thể áp tai vào miệng con là nghe rõ. Thậm chí nếu như bé bị nặng thì ở xa cũng nghe rõ, cảm giác giống như tiếng ngáy.

Nếu kéo dài tình trạng này hoặc xử lý không đúng cách có thể khiến phổi của bé bị ảnh hưởng, làm suy giảm sức khoẻ và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, thậm chí đe doạ tới tính mạng trẻ.

bé thở khò khè do bị bệnh đường khí quản

Bé thở khò khè là dấu hiệu bệnh về khí quản..

Tham khảo: Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi điều trị như thế nào?

Bé thở khò khè mẹ cần làm gì?

- Đầu tiên, cha mẹ cần xác định rõ tình trạng bệnh của con. Mẹ cần phân biệt được khò khè với ngạt mũi, bởi đây là triệu chứng khác nhau. Nghẹt mũi xuất phát từ việc khoang mũi bị ngạt, không khí đi vào kém nên tạo ra tiếng rít ngạt mũi.

Còn khò khè là triệu chứng xuất phát từ đường thở, do ống phế quản, ống thở dẫn không khí đến và đi ra từ phổi có vấn đề. Khi xác định chính xác được bệnh mới có thể điều trị đạt kết quả tốt nhất.

- Tiếp đó, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bừa bãi cho con khi chưa thăm khám, nhất là thuốc kháng sinh. Mẹ nên biết rằng cơ địa của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh còn rất non, việc tuỳ tiện dùng thuốc kháng sinh sẽ gây hại cho cơ thể trẻ, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ ngoài ra còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác.

Thêm nữa việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng không đủ còn dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến việc điều trị sau này của trẻ. Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ cần đưa bé đi thăm khám và được sự tư vấn của bác sỹ

- Thứ ba, khi em bé thở khò khè thì mẹ phải cho con bú đúng tư thế để tránh bị ọc sữa ra ngoài. Bởi lúc này bé đang bị thở khò khè nên rất dễ bị sặc sữa, việc cho con bú đúng cách vừa giúp bé tiêu hoá tốt mà còn tránh bị trào ngược sữa ra ngoài.

Theo đó khi cho con cho bú thì mẹ nên nâng cao đầu của bé hơn so với dạ dày, giữ đầu ti để sữa không chảy ra nhiều, Đồng thời sau khi bé bú xong thì hãy bế bé 1 lúc, vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi, đẩy khí thừa ra khỏi dạ dày của bé để bé tiêu hoá tốt, không nên đặt ngay xuống giường khi bé vừa ti xong.

- Thứ tư, nhớ vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý. Ngay cả khi bình thường mẹ vẫn phải thỉnh thoảng rửa mũi cho con để làm sạch, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Do đó khi bé thở khò khè thì mẹ càng cần phải quan tâm vệ sinh mũi nhiều hơn.

Một ngày mẹ vệ sinh mũi 2-3 lần cho bé, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối vào mũi, dùng 2 ngón tay massage nhẹ nhàng vùng cánh mũi bé. Nước mũi sẽ giúp làm mềm gỉ mủi, làm loãng các dịch nhầy trong mũi trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn và tránh bị khò khè.

Bé thở khò khè

Viêm mũi hoặc sau khi nôn trớ dễ khiến bé thở khò khè

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ - Nguyên nhân và cách điều trị

- Thứ năm, mẹ có thể trị chứng khò khè cho bé bằng một số cách dân gian như:

+ Dùng mật ong nguyên chất, đem pha với một chút nước ấm rồi cho bé uống 1 -2 thìa nhỏ để giúp làm sạch đờm ở họng. Cách này chỉ sử dùng cho bé lớn hơn 1 tuổi.

+ Cách khác đó là mẹ dùng đường phèn và húng chanh, mật ong, kết hợp đem chưng cách thuỷ, đợi bớt nguội cho bé uống ngày 2-3 lần mỗi lần 1 thìa canh. 

+ Mẹ cũng có thể cho con uống 1 chút nước cốt chanh pha loãng để vừa bổ sung vitamin vừa giúp bé dễ chịu hơn.

Ngoài ra khi em bé thở khò khè mẹ có thể thoa một chút tinh dầu bạc hà lên quần áo hoặc lên gối, chăn màn. Tinh dầu sẽ có tác dụng làm thông thoáng mũi, giúp bé dễ thở, cảm giác dễ chịu hơn và ngăn khò khè hiệu quả. 

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sỹ để khám nếu như triệu chứng thở khò khè của bé trở nên nặng hơn. Bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân và có cách giải quyết hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm:

Trẻ thở khò khè vào ban đêm và cách chữa trị

> Vì sao Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều - chuẩn đoán và xử lý

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21