Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi xanh và cách xử lý

Viêm xoang, viêm mũi, viêm tiểu phế quản hay đơn giản do thay đổi thời tiết… là những nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi xanh. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Các mẹ có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng trẻ bị sổ mũi xanh thông qua các biểu hiện đặc trưng như: nước mũi của trẻ có màu xanh vàng, dịch mũi quánh đặc, trẻ bị thò lò nước mũi màu xanh nhạt. Bên cạnh đó bé còn có thể bị khò khè khó thở, bé mệt mỏi, chán ăn… Nếu để lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới.

Trẻ bị thò lò nước mũi màu xanh nhạt

Trẻ bị thò lò nước mũi màu xanh nhạt

Những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi xanh

- Do trẻ bị vi khuẩn hoặc virus nấm mốc tấn công: khi không may nhiễm phải các tác nhân đó thì cơ thể của bé sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh nhằm mục đích chống lại chúng. Đó cũng là lý do vì sao dịch mũi lại có màu xanh.

Trẻ bị sổ mũi do vi khuẩn hoặc virus nấm mốc tấn công

Trẻ bị sổ mũi do vi khuẩn hoặc virus nấm mốc tấn công

- Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch kém nên không đủ khả năng để chống chọi lại được với các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Bé sẽ rất dễ bị nấm mốc và vi khuẩn xung quanh tấn công gây ra sổ mũi.

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé

- Bé sổ mũi xanh do thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh. Đây là thời điểm thuận lợi để virus và vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vì thế nếu sức đề kháng của bé yếu sẽ dễ dàng bị các tác nhân đó tấn công, xâm nhập sinh sôi và phát triển gây bệnh cho trẻ.

- Do trẻ nằm trong phòng điều hoà quá lâu, trong thời gian dài, nhiệt độ điều hoà quá lạnh… là những tác nhân khiến bé dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp rồi gây sổ mũi xanh và ho.

- Do bé bị cảm lạnh: cảm lạnh thường xảy ra khi bé tắm nước lạnh, do mẹ không mặc quần áo ấm đầy đủ cho bé, do bé tiếp xúc phải các luồng khí lạnh ngoài trời…

- Trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài cũng có thể là do bé đang mắc phải một số bệnh lý nào đó về viêm đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…lâu dần còn gây ra viêm tai giữa.

Tham khảo: Bé bị sổ mũi làm sao cho mau khỏi?

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị sổ mũi xanh

- Đầu tiên, mẹ cần rửa mũi thường xuyên cho con bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể mua loại này ở các hiệu thuốc chứ không nên tự pha. Mẹ nên ngâm để nước muối đạt độ ấm vừa phải, sau đó mẹ dùng để rửa mũi cho con mỗi ngày thực hiện 3-4 lần để làm loãng và sạch dịch mũi, giúp bé dễ thở hơn.

Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên rất tốt cho bé

Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên rất tốt cho bé

Để loại bỏ các dịch mũi xanh này, mẹ đặt đầu bé nghiêng sang một bên, dùng xilanh bơm nước muối vào lỗ mũi phía trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, tiếp tục làm bên kia tương tự, nhưng nhớ bơm nhẹ tay và đều để đẩy nước mũi ra.

- Mẹ có thể hút mũi cho con bằng các dụng cụ hút mũi mua ở hiệu thuốc, cách này có thể hút sạch được hết các dịch mũi đọng lại ở sâu bên trong, giúp con nhanh khỏi hơn.

- Với những bé mà vừa mới chớm bị sổ mũi thì các mẹ có thể bôi một ít dầu gió dành cho trẻ em xuống dưới lòng bàn chân, ngực và cả lưng rồi massage nhẹ nhàng cho bé. Tiếp đến đi tất giữ ấm cho bé là được. Hoặc có thể lấy ít tinh dầu tràm hoặc bạc hà thoa bên ngoài quần áo của con, thoa lên gối, chăn màn, giường sẽ giúp con dễ thở hơn.

Thoa chút dầu gió hoặc dầu chàm và massage nhẹ nhàng chân cho bé

Thoa chút dầu gió hoặc dầu chàm và massage nhẹ nhàng chân cho bé

- Tiến hành massage mũi cho bé: cách này sẽ hỗ trợ điều trị sổ mũi xanh ở trẻ rất hiệu quả. Theo đó các mẹ dùng ngón cái kết hợp ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng ở 2 bên sống mũi bé, thực hiện nhiều lần sẽ giúp bé dễ thở hơn.

- Khi bé sổ mũi xanh mẹ nên hạn chế cho con nằm điều hoà nếu không cần thiết, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của bé, tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra nếu như thấy bé bị sổ mũi xanh kèm theo triệu chứng sốt cao và ho kéo dài thì mẹ cần phải cho con đến ngay bệnh viện để thăm khám. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi mẹ làm theo cách này

>>> Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm hô hấp trên mẹ cần cảnh giác

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21