Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè và cách điều trị

Viêm phế quản là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Bệnh cũng được xem là thủ phạm gây ra triệu chứng thở khò khè ở trẻ khi ngủ.

Trước tiên cần hiểu viêm phế quản là gì? Đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Từ đó khiến cho đường hô hấp bị sưng viêm và tạo ra dịch đờm, nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa cực kỳ nguy hiểm.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè

Bé bị viêm phế quản thở khò khè

Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè:

- Do virus, thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV) hoặc virus parainfluenza (HPIV), virut sởi, virus adeno và virut cúm gây ra. Nói cách khác các bé mà bị cúm hay sởi sẽ rất dễ mắc phải bệnh viêm phế quản.

- Do vi khuẩn: điển hình là các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn hoặc là tụ cầu khuẩn (H.influenzae) gây ra.

- Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, nhất là với trẻ sơ sinh mà sinh non thì hệ miễn dịch sẽ kém hơn nên sẽ dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Viêm phế quản thở khò khè - Nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám

Nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám

- Do di truyền: nếu như trong gia đình mà có bố hay mẹ bị bệnh hen suyễn thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị viêm phế quản và hen suyễn.

- Do môi trường sống của bé bị ô nhiễm, bé thường xuyên hít phải bụi bẩn cũng như khói thuốc lá và các hơi độc. Nếu như bé sống lâu trong môi trường như thế này sẽ dễ dàng phát triển thành bệnh viêm phế quản mạn tính.

- Do mẹ cho bé tắm quá lâu hay tắm bằng nước lạnh khiến trẻ bị nhiễm lạnh rồi gây bệnh.

- Do bé thường xuyên nằm trong phòng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu từ đó gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, là nguyên nhân gây viêm phế quản…

Tham khảo: >> Cách xử lý khi bé bị sặc sữa thở khò khè

Dấu hiệu bé bị viêm phế quản thở khò khè

Bé viêm phế quản thường ho nhiều, sốt cao, khó thở

Bé viêm phế quản thường ho nhiều, sốt cao, khó thở

- Bé bị khó thở, thường phát ra tiếng kêu ở thanh quản, thở khò khè, nhất là khi ngủ

- Bé bị ho nhiều, thậm chí ho đến khản cả tiếng

- Trẻ sốt cao, người lúc nóng lúc lạnh

- Bị ngạt mũi và chảy nước mũi do dịch đờm tiết ra nhiều

- Các triệu chứng này thường trở nên nặng hơn về đêm, bé ho nhiều tức ngực, khó ngủ nên thường nằm úp lưng xuống để cho dễ thở.

>>> Đọc thêm: Bé thở khò khè và ho

Bé bị viêm phế quản thở khò khè điều trị như thế nào?

- Đầu tiên, mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vào mùa đông thời tiết lạnh thì càng cần chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh để lạnh bệnh sẽ nặng hơn.

- Cho bé uống nhiều nước, nhất là nước ấm, khi bé kèm theo triệu chứng sốt cao mẹ nên sử dụng oresol pha vào nước để bù điện giải cho bé, giúp chống tình trạng mất nước cho bé.

- Mẹ phải vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sát khuẩn 0,9% hoặc với nước ấm. Các bé lớn hơn chút có thể dùng bình xịt muối biển để xịt trong mũi, như vậy sẽ giúp tạo sự thông thoáng cho mũi, bé dễ chịu hơn.

- Đo nhiệt độ cho bé, nếu như thấy sốt dưới 38,5 độ thì mẹ dùng khăn ấm để chườm, lau lách bẹn cho bé để hạ nhiệt. Còn sốt hơn 38,5°C thì cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt và đưa bé đi đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 
Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè thì mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo sau:

+ Lấy ít lá húng chanh đem rửa sạch với nước rồi vò nát, đem vắt lấy nước rồi pha chút đường phèn, đem hấp cách thủy cho bé uống làm 3 lần/ ngày.

+ Dùng mật ong: mẹ lấy một thìa cà phê mật ong đem pha với nước ấm, cho bé uống vào mỗi sáng sẽ giúp thông đờm và hết bị khò khè, nhưng chỉ dành cho bé trên 1 tuổi.

+ Dùng quả quất xanh đem rửa sạch rồi cắt ngang để cả vỏ và hạt đem trộn với đường phèn hoặc là mật ong. Sau đó đem hấp cách thủy cho đến khi quất chín thì đem dằm ra rồi lấy phần nước đó cho bé uống trong ngày.

Lưu ý nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên cho con tới ngay bệnh viện để được bác sỹ khám và có phương án điều trị tốt nhất.

Bài viết liên quan: 

>> Các cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh

>> Bé bị viêm phổi phải làm sao?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21