Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nôn trớ và sốt?

Nôn trớ là hiện tượng sinh lý rất thường gặp ở trẻ, tuy nhiên nếu như bé nôn trớ kèm theo bị sốt cao lại là dấu hiệu bất thường khiến các mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị nôn trớ và sốt là do nguyên nhân nào và mẹ phải làm gì để giúp con khỏi bệnh?

Thực tế nuôi con là điều không hề dễ dàng nhất là với những người mới làm cha mẹ lần đầu. Trẻ có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, các cơ quan trong cơ thể đang hoàn thiện nên bé rất dễ bị ốm sốt, nôn trớ. Nếu như mẹ không kịp thời xử lý và xử lý đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé.

Trẻ có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém

Trẻ có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém

Nguyên nhân gây sốt và nôn ở trẻ em

- Do trẻ đang mắc phải các bệnh về hệ tiêu hóa, điển hình như: bệnh viêm dạ dày hoặc nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn, do vi rút hoặc kí sinh trùng,  ngộ độc thức ăn nhẹ gây ra. Lúc này bé sẽ bị nôn trớ, sốt nhẹ và kèm theo cả tiêu chảy, khiến bé mất nước.

- Do bé bị viêm phế quản, thường là viêm tiểu phế quản: khi bé mắc phải căn bệnh này thường có biểu hiện sốt, ho và nôn trớ, nhất là về ban đêm. Thậm chí còn bị đau tức ngực, thở khó, thở rít nặng hơn bé có thể bỏ bú và tím tái, vì thế mẹ không nên chủ quan.

Viêm phế quản có biểu hiện sốt, ho và nôn trớ

Viêm phế quản có biểu hiện sốt, ho và nôn trớ

- Do bé bị viêm họng, viêm amidan: khi họng và amidan bị vi khuẩn hay virut tấn công cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gây sốt. Bên cạnh đó còn khiến bé có cảm giác buồn nôn, vì thế dễ dàng nôn thức ăn ra ngay sau khi mới ăn xong.

- Đặc biệt sốt nôn ở trẻ em cũng có thể do bé bị cảm lạnh:  có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng kém khiến trẻ cảm lạnh, đây cũng là lý do gây sốt và nôn trớ.

- Ngoài ra một số bệnh như viêm màng não hay nhiễm trùng não do vi khuẩn cũng khiến trẻ bị sốt cao, nôn trớ, đau đầu, trẻ thường xuyên quấy khóc và dễ bị kích động…

Trẻ bị nôn trớ và sốt mẹ cần:

- Mẹ cần phải cho bé uống thêm nhiều nước nhằm mục đích bù nước và giúp hạ sốt nhanh. Bởi khi bị sốt thì bé sẽ hay bị mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, do đó mẹ nên cho con uống nước, gồm cả nước lọc đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc orezol. Khi được cung cấp đủ nước bé sẽ hạ được nhiệt độ cơ thể và có thể hạ sốt.

- Hạ sốt cho bé bằng cách lấy khăn mềm sạch vắt với nước ấm đặt vào các vị trí như trán, nách, bẹn và chân tay để giảm bớt nhiệt, giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. 

- Cho bé mặc quần áo thoáng mát, vải mềm thấm hút mồ hôi tốt để bé thoải mái và dễ chịu. Tránh trường hợp bé toát mồ hôi mà áo quá dày thì mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong càng gây nguy hiểm và khiến bệnh nặng hơn.

- Mẹ nên cho bé ăn hợp lý, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều, mỗi bữa chỉ cần lượng vừa đủ để bé tiêu hoá tốt và tránh bị trào ngược. Nhất là vào buổi tối không nên ép bé ăn nhiều bởi sẽ càng làm tình trạng nôn trớ nặng hơn. 

- Nếu thấy bé ho và nôn trớ, mẹ nghiêng bé sang một bên để cho thức ăn trôi hết ra. Không nên bế xốc bé lên hoặc cố vuốt xuôi để thức ăn trôi ngược lại, làm như thế bé sẽ bị sặc, thức ăn dễ bị lên mũi hoặc rơi vào đường hô hấp dưới gây nguy hiểm cho bé tới tính mạng.

- Khi trẻ bị nôn trớ và sốt mẹ cũng cần giữ ấm cho bé, không được tắm nước lạnh, hạn chế dùng điều hoà bởi càng làm ảnh hưởng tới hô hấp của con.

Đưa bé đi đến cơ sở y tế để được chữa trị tốt nhất

Đưa bé đi đến cơ sở y tế để được chữa trị tốt nhất

Tham khảo: Nguyên nhân sốt tiêu chảy ở trẻ em và cách xử lý hiệu quả

- Kiểm tra nhiệt độ cho con thường xuyên, tuyệt đối không cho bé uống thuốc hạ sốt nếu bé sốt dưới 38.5 độ C. Khi bé sốt cao trên 38,5 độ C mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho con tuy nhiên cần dùng đúng liều lượng, mẹ có thể ra nhà thuốc để nhờ dược sĩ tư vấn và hướng dẫn. Nếu bé có biểu hiện sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt cao trên 2 ngày mẹ nên đưa bé đi đến cơ sở y tế để được chữa trị tốt nhất.

- Khi trẻ nôn trớ xong, mẹ nhớ vệ sinh và để con nghỉ ngơi 1 lúc rồi mới cho ăn tiếp, không nên cho bé ăn ngay lập tức.

Ngoài ra nếu tình trạng sốt nôn ở trẻ em kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo co giật, tím tái, sụt cân, mệt mỏi, quấy khóc… cha mẹ nên cho con tới ngay bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Xem thêm:

>>> Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú - cách đối phó hiệu quả

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21