Mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa?

Bệnh chàm sữa ở con tái đi tái lại mãi không tới hồi kết là câu chuyện đang diễn ra ở nhiều gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, có tới 90% các bậc phụ huynh không hề biết nguyên nhân gây nên chàm sữa lại đến từ chính thói quen ăn uống hàng ngày. Vì lẽ đó nên câu hỏi: Mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa? vẫn là điệp khúc khiến cha mẹ đau đầu tìm lời giải.

Con khóc ngằn ngặt vì...chàm sữa

“Sau 3 tháng trời cùng Nhím con vật lộn với chàm sữa, con cứ tái đi tái lại liên tục khiến ai nấy đều mệt mỏi. Có những đêm con vì đau đớn, ngứa ngáy khó chịu nên cứ khóc ngằn ngặt, hết sang tay người này lại sang tay người kia mà con không chịu nín, mẹ xót xa vô cùng, ước gì mình có thể chịu đau thay con...”

– Lời chia sẻ của mẹ Nhím trên một diễn đàn làm cha mẹ đã nhận được không ít đồng cảm.

Rất nhiều cha mẹ như tìm được “đồng minh” nên đã không ngừng giãi bày nỗi khổ sở khi có con mắc phải bệnh lý chàm sữa. Theo thống kê, có tới 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ mắc phải bệnh lý chàm sữa trong những năm tháng đầu đời. Nói một cách khách quan, tuy chàm sữa là bệnh ngoài da và không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ, nhưng chàm sữa lại khiến trẻ vô cùng khó chịu khi phải chịu đựng sự ngứa ngáy, đau đớn. Vì thế phần lớn trẻ mắc phải sẽ quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên keo theo sự lo lắng, mệt mỏi của cha mẹ.

“Thủ phạm” gây chàm sữa do cơ địa dị ứng và các yếu tố dị ứng

“Thủ phạm” gây chàm sữa do cơ địa dị ứng và các yếu tố dị ứng

Tham khảo: Chàm sữa là gì và các giai đoạn của chàm sữa

Có nhiều nguyên nhân khiến bé mắc bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, vì chàm sữa là bệnh có liên quan tới cơ địa dị ứng và các yếu tố dị ứng nên “thủ phạm” chính được cho là:

Do yếu tố thể trạng, cơ địa: Những bé sở hữu làn da khô, hệ miễn dịch, sức đề kháng kém có nguy cơ dễ mắc bệnh chàm sữa hơn là những trẻ khác

Do di truyền: Nếu cha/ mẹ mắc các bệnh dị ứng như mề đay,  hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh tự miễn khác thì khả năng con bị chàm sữa là 60%. Còn nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc các bệnh nói trên thì khả năng con mắc bệnh lên đến 90%.

Do các chất gây dị ứng tại chỗ: Hóa chất, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, quần áo từ len/ vải sợi, lông chó/ mèo, gián, bọ… Khi trẻ tiếp túc với những thứ nói trên rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sữa.

- Do thực phẩm: gồm các loại thực phẩm như sữa bò, trứng, các loại đồ biển,…

Do yếu tố dị ứng hô hấp, môi trường, thời tiết: Bụi nhà, phấn hoa, bụi giao thông, khói thuốc lá, nấm mốc, vi khuẩn, nguồn nước – không khí ô nhiễm sẽ làm tổn hại không nhỏ đến làn da của bé. Ngoài ra, thời tiết quá hanh khô, hoặc quá ẩm hoặc quá nóng cũng sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm sữa.

Trong đó, yếu tố dị nguyên bao gồm các nguồn thực phẩm mà hàng ngày mẹ vẫn ăn được các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo. Bởi nhẽ, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, cộng thêm cơ địa bé nhảy cảmnên hiện tượng dị ứng với nguồn thực phẩm lạ rất dễ xảy ra.

Do đó, mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa? Là thắc mắc cần được giải đáp giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong việc phòng và điều trị chàm sữa cho trẻ đúng cách.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi con bị chàm sữa

Như đã nói, bệnh chàm sữa có liên quan đến hai yếu tố cơ bản là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Vì thế, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để loại trừ yếu tố dị nguyên gây dị ứng từ thức ăn được truyền sang sữa khi cho con bú bằng cách hạn chế:

 Mẹ ăn nhiều mỡ động vật khiến con bị dị ứng cao hơn

Mẹ ăn nhiều mỡ động vật khiến con bị dị ứng cao hơn

Đọc thêm: Cách xử lý khi bé bị chàm sữa nặng an toàn nhất

Mỡ động vật

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc này. Tuy nhiên theo quan sát ghi nhận rằng, những trường hợp mẹ ăn nhiều mỡ động vật con có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với những bé mà mẹ không ăn hoặc ăn ít.

Đậu phộng

Mẹ không nên ăn đậu phộng khi bé bị chàm sữa

Mẹ không nên ăn đậu phộng khi bé bị chàm sữa

Dị ứng đậu phộng là hiện tượng thường thấy khắp thế giới. Vấn đề này liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng đậu phộng thường gặp ở người da trắng. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng nên hạn chế dùng đậu phộng.

Các loại thực phẩm lên men, các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo

Yếu tố gây dị ứng của các loại thực phẩm này đến từ các chất tạo màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.

Các loại trứng bao gồm cả trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng lộn… 

Trứng có chứa các protein có thể gây dị ứng và khiến tình trạng chàm sữa ở bé nặng hơn

Trứng có chứa các protein có thể gây dị ứng và khiến tình trạng chàm sữa ở bé nặng hơn

Xem thêm: Bệnh chàm sữa có lây không?

Giải thích cho việc mẹ nên hạn chế trứng khi con bị chàm sữa là do thành phần protein có trong trứng hoạt hóa hệ thống miễn dịch làm tăng sản xuất kháng thể để loại trừ yếu tố lạ này (kháng nguyên), dẫn tới tăng sản xuất chất trung gian hóa học đặc biệt là chất histamin gây ra biểu hiện của chàm như viêm đỏ da, ngứa .

Dù cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chứa các protein có thể gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng lại phổ biến hơn.

Nội tạng động vật

 

Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch.

Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch.

Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, làm giải phóng các hóa chất trung gian hóa học như histamin và gây ra dị ứng.

Các loại hải sản và thịt bò

 

Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu.

Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu.

Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid, gồm nhiều acid amin còn gắn với nhau. Chính các chuỗi peptid này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.

Đọc thêm: Cách phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ

Vậy, mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa?

Tất nhiên, không phải là chế độ ăn chay, mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm như: Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ là những thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng. Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, là một axit béo omega-6, chất này giúp bé chống lại dị ứng.

 

mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, là một axit béo omega-6, chất này giúp bé chống lại dị ứng

Sau khi đã thay đổi chế độ ăn mà chàm sữa ở trẻ vẫn không ngừng nặng hơn và tái phát nhiều lần, lúc này mẹ nên chú ý đặc biệt tới vấn đề vệ sinh da bé. Tuyệt đối không cho bé tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc các loại lá tắm theo kinh nghiệm dân gian sẽ khiến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm thêm nặng.

Mẹ nên tắm hàng ngày cho bé bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, điển hình là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Với tác dụng kháng khuẩn, sạch da, chống viêm, giảm ngứa sản phẩm đem lại hiệu quả tối ưu chỉ sau 3- 7 ngày sử dụng.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn chất liệu quần áo cho bé cũng cần được quan tâm đặc biệt. Nên lựa chọn chất liệu cotton mềm mại để không gây chà xát da bé. Cần cắt móng tay thường xuyên, tránh để bé chà gãi gây xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Trong trường hợp bé xuất hiện chàm sữa rỉ nước, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân HưngSerum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

 1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tấy

Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
 2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
 3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

 

- Hòa tan 1  gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp  xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21