Mắc bệnh thủy đậu có kiêng gió không?

Tại sao bị thủy đậu phải kiêng gió là thắc mắc của rất nhiều người. Có nên nghe theo kinh nghiệm của ông cha ta hay đây là việc làm không cần thiết? Hãy xem chuyên gia nói gì về vấn đề này nhé!

Thủy đậu kiêng gió là quan niệm lỗi thời?

Không thể phủ nhận, một khi đã mắc bệnh thủy đậu người bệnh cần kiêng khem nghiêm ngặt, từ vấn đề dinh dưỡng cho tới chế độ chăm sóc thân thể hàng ngày.

thủy đậu kiêng gió là một trong những luồng thông tin được truyền tai nhau từ thời xưa đến nay, khiến người bệnh không khỏi hoang mang, liệu điều này có thực sự cần thiết và tốt cho quá trình điều trị bệnh?

Bị thủy đậu không cần kiêng gió như nhiều người vẫn nghĩ

Bị thủy đậu không cần kiêng gió như nhiều người vẫn nghĩ

Trước tiên, người bệnh cần biết, thủy đậu (trái dạ, phỏng dạ) là bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên. Thủy đậu đa phần là bệnh ngoài da lành tính, sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần nếu người bệnh điều trị đúng cách. Một trong những yếu tố quyết định đến quá trình điều trị đó là cần chú trọng vệ sinh cơ thể để tránh nhiễm trùng. Do đó, người bệnh thủy đậu không được kiêng nước.

Vậy, bệnh thủy đậu có kiêng gió không? Theo các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương, có rất nhiều trường hợp các bậc phụ huynh vì chăm sóc trẻ bị thủy đậu không đúng cách nên khi nhập viện khắp người trẻ đều lở loét, nốt mụn thủy đậu vỡ ra, nhiễm trùng, bội nhiễm…

Nguyên nhân chỉ vì cha mẹ nghe theo kinh nghiệm dân gian, nhất quyết không cho trẻ tiếp xúc với nước, bắt con mặc thật nhiều quần áo, kiêng gió khiến trẻ bí bách, đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, kiêng gió khi trẻ bị thủy đậu là quan niệm lỗi thời, cha mẹ cần loại bỏ tránh làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. 

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu thế nào cho đúng?

Trẻ bị thủy đậu không cần kiêng kiêng gió, nước tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ có thể cho con thoải mái chạy nhảy bên ngoài, hay bật quạt vù vù trong phòng. Trẻ bị thủy đậu cần cách ly với những người xung quanh để tránh làm mầm bệnh lây lan. Trẻ cần được ở trong không gian sạch sẽ, thoáng mát và cần được tắm rửa vệ sinh, thay quần áo sạch hàng ngày.

Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh viêm nhiễm

Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh viêm nhiễm

Khi tắm cho trẻ bị thủy đậu, cha mẹ tuyệt đối không sử dụng xà phòng, sữa tắm vì có thành phần tạo bọt có thể gây kích ứng các nốt mụn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thay vào đó hãy pha 2 gói Bột tắm Nhân Hưng với nước ấm và tắm cho trẻ.

Bột tắm Nhân Hưng chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, không chứa corticoid, đồng thời có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rất hiệu quả sẽ nhanh chóng làm khô se các đốm mụn và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Về chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kiêng một số món ăn như: đồ nếp, đồ tanh, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… vì chúng có thể khiến các nốt mụn sưng lên hoặc để lại sẹo xấu xí trên da.

Sử dụng thuốc chữa thủy đậu theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc chữa thủy đậu theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây không chứa nhiều axit để nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Người mắc bệnh thủy đậu tất nhiên nên dùng thuốc điều trị. Hiện nay, thuốc Xanh Methylen được sử dụng để bôi ngoài da rất phổ biến, ngoài ra, nếu sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý mua về điều trị, tránh gây nên những tác dụng phụ khó lường.

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có biểu hiện sốt cao kéo dài nhiều ngày không khỏi, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tìm Hiểu Thêm:

>>> Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả

>>> Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu mẹ không thể bỏ qua

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status