Lý do bệnh ngoài da ở trẻ tăng kỷ lục mùa nắng nóng

Ánh nắng, không khí nóng ẩm, khói bụi, vệ sinh da không đúng cách… là những tác nhân khiến các bệnh ngoài da ở trẻ gia tăng kỷ lục trong mùa nắng nóng.

Tại sao trẻ thường mắc bệnh ngoài da mùa nắng nóng?

Cứ mỗi khi vào mùa nắng nóng, các bệnh viện Nhi tại Hà Nội và TP. HCM lại chật cứng người. Tình trạng quá tải không chỉ xảy ra ở khoa hô hấp, tiêu hóa mà ngay cả khoa miễn dịch – dị ứng, da liễu cũng trong phải sống chung với cảnh “ách tắc giao thông” vì số lượng bệnh nhân vào khám và điều trị gia tăng đột biến.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ đến thăm khám cũng như lưu trú điều trị các bệnh ngoài da trong mùa nắng nóng luôn tăng 30-40% so với các thời điểm khác trong năm.

 Nhiều trẻ phải nhập viện cấp cứu vì mắc bệnh ngoài da

Nhiều trẻ phải nhập viện cấp cứu vì mắc bệnh ngoài da

Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho rằng, sở dĩ trẻ mắc các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm sữa… tăng cao mùa nắng nóng là vì nắng nóng chính điều kiện lý tưởng để vi rút, vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, tấn công và gây bệnh ở trẻ.

Ngoài ra, nắng nóng cũng đồng nghĩa với nhiệt độ cao khiến trẻ phải tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Lượng mồ hôi nhiều gặp bụi bẩn sẽ không khác nào “cá gặp nước” gây bít lỗ chân lông, tuyến bã và tuyến mồ hôi và dẫn lối cho các bệnh viêm da ở trẻ lộng hành.

Chưa kể, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng là sẽ làm bùng phát hay nặng thêm các bệnh ngoài da có sẵn ở trẻ (như mụn nhọt, lupus đỏ, viêm da cơ địa… ) đồng thời khiến trẻ khốn đốn vì bỏng nắng, đỏ da, sạm da và ung thư da.

Thực tế cho thấy, da không chỉ là cơ quan lớn nhất của cơ thể mà còn là tấm lá chắn thiết yếu bảo vệ cơ thể trẻ trước sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, da còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác như điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi và thải trừ cặn bã, độc hại cho cơ thể, dự trữ chuyển hóa (giữ thăng bằng nước, các chất muối và các chất điện giải như Ca, K, Mg)…

Da cũng thường xuyên chứa các loại vi khuẩn cư trú bởi vậy chỉ cần da ẩm ướt, chấn thương, nứt, rách da hoặc bị côn trùng, thú vật cắn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn này trỗi dậy và gây các bệnh về da.

Đối với người lớn, hệ miễn dịch đã hoàn thiện nên có thể kháng cự lại các bệnh lý về da nhưng với trẻ nhỏ thì khác, hệ miễn dịch và khả năng tự bảo vệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời vô cùng non nớt, bởi vậy trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về da và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển

Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển

Các bệnh ngoài da khiến trẻ “sống dở, chết dở” mùa nắng nóng

Nếu mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở thì mùa nắng nóng chính là mùa sinh sôi, phát triển của các bệnh ngoài da. Có thể nói, không mùa nào mà các bệnh ngoài da ở trẻ lại được dịp “tung hoành” như mùa nắng nóng.

Đếm sơ sơ, cũng đã ngót nghét hơn chục bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chàm sữa, hăm tã, chốc lở, viêm da thể tạng, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc do nắng, nấm da, phát ban đỏ, bệnh chân – tay – miệng…

 Rất nhiều trẻ trở thành “nạn nhân” của các bệnh ngoài da

Rất nhiều trẻ trở thành “nạn nhân” của các bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da mọc như nấm là thế nhưng có một thực tế đáng buồn ở nước ta là hầu hết các mẹ bỉm chỉ quan tâm đến những bệnh ngoài da đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ hoặc có nguy cơ bùng nổ thành dịch lớn còn những bệnh ngoài da thường gặp như:

Rôm sảy, viêm da, ngứa da, hăm tã, chàm sữa, mụn nhọt, mẩn ngứa… thì lại không được quan tâm đúng mức vì theo họ, những bệnh này hoàn toàn có thể biến mất mà không phải can thiệp hay điều trị.  

Đây thực sự là một quan niệm sai lầm bởi theo các chuyên gia đầu ngành về Nhi khoa, bệnh ngoài da ở trẻ trong mùa nắng nóng nếu không được chữa trị sớm, kịp thời sẽ gây nhiều khó khăn, bất tiện cho sự phát triển và vận động của trẻ, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn, hay giật mình tỉnh giấc…

Việc không được chữa trị đến nơi đến chốn còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn, dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết và thậm chí là tử vong ở trẻ.

 90% trẻ mắc bệnh ngoài da đều quấy khóc, khó chịu

90% trẻ mắc bệnh ngoài da đều quấy khóc, khó chịu

Xem thêm: Bệnh nguy hiểm thường gặp mùa nắng nóng ở trẻ mẹ cần cảnh giác

Nguyên tắc vàng trong điều trị bệnh ngoài da ở trẻ mùa nắng nóng

Các mẹ cần nhớ rằng, bệnh ngoài da ở trẻ như rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, chàm sữa, hăm da, chốc lở, viêm da cơ địa… thường có diễn tiến nhanh, đặc biệt, tình trạng bệnh có thể trở nên xấu hơn, khó lường hơn nếu có cơ hội tiếp xúc với môi trường nắng nóng, mồ hôi, khói bụi và ô nhiễm môi trường.

Để hạn chế thấp nhất những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, đồng thời giúp trẻ sớm thoát khỏi sự đau đớn, khó chịu khi “cõng” trên người bệnh ngoài da, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sau:

Những việc không nên làm:

- Không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, các tác nhân từ môi trường bên ngoài có thể gây kích ứng da như đồ len, lông thú…

- Không cho trẻ ra ngoài vào những khung giờ nắng nóng cao điểm từ 10h-15h, hạn chế trẻ chạy nhảy, nô đùa trong những này oi bức.

Không gãi, trà xát lên vùng da đang bị bệnh của trẻ

Không gãi, trà xát lên vùng da đang bị bệnh của trẻ

- Không gãi, chà sát quá mạnh, nặn, chích, cào cấu lên vùng da đang bị bệnh của trẻ vì có thể khiến da lở loét, nhiễm trùng.

- Không tắm, vệ sinh cho trẻ bằng các loại lá tắm, bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo an toàn bởi các loại lá tắm này có thể chứa bụi bẩn, sâu bọ, thuốc trừ sâu, vi khuẩn khiến tình trạng bệnh ngoài da ở trẻ trầm trọng hơn.

- Không tự ý thoa phấn rôm, kem bôi, thuốc lên vùng da trẻ bị bệnh khi chưa có sự chỉ định từ bác sỹ.

- Không tự ý cho trẻ uống kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và làm khó khăn trong điều trị.

- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng hoặc chứa chất kích thích.

Những việc nên làm khi trị bệnh ngoài da ở trẻ:

- Vệ sinh vùng da bị bệnh của trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Với  tác dụng kháng khuẩn, sạch da, chống viêm, giảm ngứa, sản phẩm sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi những bệnh ngoài da đáng ghét đồng thời trả lại cho trẻ làn da mịn màng, khỏe mạnh chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.

Trẻ càng mắc bệnh ngoài da, càng phải được vệ sinh sạch sẽ

Trẻ càng mắc bệnh ngoài da, càng phải được vệ sinh sạch sẽ

- Giữ trẻ ở không gian thoáng mát, dễ chịu được trang bị máy hút ẩm, quạt điện hoặc điều hòa…

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăn màn, giường chiếu, quần áo, đồ chơi của trẻ.

- Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi.

- Giữ cơ thể trẻ luôn khô, thoáng, sạch sẽ ngay cả khi tắm xong, ngủ dậy hoặc lúc trẻ vận động, vui đùa.

- Có biện pháp che chắn, bảo vệ tối ưu khi trẻ ra ngoài bằng việc thoa kem chống nắng có chỉ số phù hợp, đội mũ, nón rộng vành…

- Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ khỏe mạnh hơn như hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước…

Bệnh ngoài da tuy dễ “nổi loạn” nhưng cũng cực kỳ dễ khống chế nếu mẹ có kế sách hay. Mùa nắng nóng đang đến rất gần rồi, các mẹ hãy bảo vệ con yêu trước sự “xâm lấn” của các bệnh ngoài da để bé có một kỳ nghỉ hè thật vui vẻ và ý nghĩa nhé.

Đọc thêm: >>> 6 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status