Dấu hiệu trẻ bị viêm amidan có mủ và cách điều trị

Viêm amidan có mủ là bệnh ở giai đoạn mãn tính. Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế, viêm amidan mà kèm theo cả mủ ở trong hốc thì chứng tỏ là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, tình trạng bệnh khá nghiêm trọng. Nói cách khác bệnh đã trở nên mãn tính, lúc này các triệu chứng bệnh không còn rầm rộ như ở giai đoạn viêm cấp tính nhưng xét về mức độ nguy hiểm thì lại cao hơn.

Triệu chứng viêm amidan có mủ

Mặc dù các biểu hiện của viêm amidan hốc mủ diễn ra không ồ ạt, mạnh mẽ nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể nhận thấy bệnh của con thông qua các dấu hiệu sau:

- Trẻ bị sốt cao hoặc sốt nhẹ đột ngột, nhiệt độ sốt có thể lên tới 39°C – 40°C.

- Bé bị hôi miệng, hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.

- Cổ họng của bé đau rát, ngứa ngáy, nhất là khi nuốt nước bọt hay ăn đều thấy đau.

- Thậm chí cơn đau từ họng có thể lan đến 2 bên tai, lên đầu, bé hay đưa tay lên sờ tai.

- Bé thấy khó nuốt khi ăn uống, có cảm giác bị vướng ở cổ, dẫn tới chán ăn, bỏ ăn.

- Bé hay bị nôn, buồn nôn, ăn vào là nôn ra, có khi còn nôn ra cả dịch đờm.

- Những trẻ bị viêm amidan hốc mủ bã đậu thì khi quan sát kỹ ở niêm mạc amidan sẽ thấy có các chấm mủ màu trắng hoặc là lớp mảng bựa trắng.

- Bé thường cảm thấy khó thở, khi ngủ phát ra khò khè, phải thở bằng mồm khi ngủ.

- Cổ họng của trẻ xuất hiện đờm, vì thế bé hay bị ho khan hay ho có đờm, bé ngứa họng và khó khạc nuốt, khi hắt hơi sẽ khạc ra mủ trắng xanh kèm mùi hôi.

- Nhiều trường hợp trẻ còn bị nổi hạch ở dưới cổ hoặc là dưới hàm.

- Giọng nói của trẻ cũng thay đổi, bé nói khàn và nặng có thể mất tiếng.

- Ngoài ra khi đi khám thì mẹ sẽ thấy niêm mạc họng của trẻ bị đỏ ứng, amidan sưng to.

 Viêm amidan có mủ là bệnh đang ở giai đoạn mãn tính.
Viêm amidan có mủ là bệnh đang ở giai đoạn mãn tính.

Cách điều trị viêm amidan có mủ

 Không tự ý cho bé dùng thuốc tây khi bị viêm amidan hốc mủ.
 Không tự ý cho bé dùng thuốc tây khi bị viêm amidan hốc mủ.

- Hạ sốt cho trẻ, nếu bé sốt cao trên 38 độ C  mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Đồng thời cho bé mặc quần áo rộng rãi để thấm hút mồ hôi tốt.

- Cho trẻ súc miệng và súc họng ngày 3-4 lần bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng đều được. Khi súc cho bé ngửa hơi cao đầu 1 chút, súc tầm ít nhất 1 phút rồi mới nhổ đi, như vậy sẽ làm sạch amidan và loại bỏ dịch đờm tốt hơn.

- Cho bé đánh răng hàng ngày, đánh 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Nhưng nhớ cho bé dùng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng của trẻ em.

- Tăng cường cho bé uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây, qua đó giúp bù nước, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho bé mau khỏi hơn.

- Bổ sung vitamin C cho trẻ bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây và hoa quả tươi (cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi, táo, dưa…) hoặc các loại rau xanh, viên bổ sung vitamin C.

- Khi bé bị viêm amidan hốc mủ bã đậu thì mẹ nên cho con ăn các thức ăn mềm, loãng, nấu chín kỹ, xay nhuyễn để bé dễ nuốt và không tác động vào vết thương. Tuyệt đối không nên cho con ăn đồ chiên rán, cứng, dai, xào nấu, đồ lạnh, chất kích thích…

- Các mẹ cũng có thể trị viêm amidan có mủ cho bé bằng một số bài thuốc dân gian như cho bé uống mật ong nguyên chất, uống rau diếp cá, uống bột nghệ, nước chanh tươi ấm… Các thảo dược này có khả năng chống viêm và diệt khuẩn tốt, nên nếu áp dụng đều đặn hàng ngày cũng sẽ hỗ trợ vào việc điều trị bệnh tốt.
Ngoài ra nếu như tình trạng viêm amidan có mủ ở trẻ tiến triển nặng, bé sốt cao liên tục, bỏ ăn, gầy sút, người nhợt nhạt thì mẹ cần cho bé đi khám ngay tại bệnh viện. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa được bác sỹ chỉ định.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status