Dấu hiệu trẻ bị hăm tã và cách xử trí

Phát hiện sớm và kịp thời những dấu hiệu trẻ bị hăm tã chính là yếu tố quyết định giúp loại bỏ chứng bệnh này. Tuy nhiên, do chủ quan, lơ là hoặc quá bận rộn nên không phải cha mẹ nào cũng đủ nhạy cảm và tinh ý để nhận biết được hăm tã đã “ghé thăm” thiên thần của mình.

Điểm danh những dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Khi nhận thấy vùng mặc tã của con có những dấu hiệu bất thường sau đây, đích thị bé yêu của bạn đã bị hăm tã:

- Da nổi mẩn đỏ hoặc có những nếp nhăn ở bụng, bộ phận sinh dục, vùng mông và đùi.

- Vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác.

- Bé khó chịu, quấy khóc mỗi khi mẹ thay tã, bỉm hoặc vệ sinh vùng mặc tã.

- Xuất hiện mụn mủ hoặc các vết loét khi bị hăm da nặng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm tã rất dễ nhận biết bằng mắt thường, chỉ cần cha mẹ quan tâm và chú ý là có thể phát hiện được ngay. Sau khi xác nhận chính xác bé bị hăm tã, bạn đừng quá lo lắng mà hãy tìm cách để “đánh bật” chứng bệnh này bằng cách đọc tiếp nội dung bên dưới đây.

Tỷ lệ bé bị hăm tã ngày càng cao do cách dùng và sản phẩm bỉm tã quá nhiều trên thị trường mà chất lượng không đảm bảo

Tỷ lệ bé bị hăm tã ngày càng cao do cách dùng và sản phẩm bỉm tã quá nhiều trên thị trường mà chất lượng không đảm bảo

Cách xử trí khi trẻ bị hăm tã

Từ những dấu hiệu trẻ bị hăm tã, bạn hãy nhanh chóng tìm ra cách chữa trị cho con, càng trừ khử hăm tã sớm bé càng tránh được những đau đớn, khó chịu. Dưới đây là những nguyên tắc vàng trong việc loại trừ hăm tã:

- Chú trọng vệ sinh là quan trọng nhất: Vệ sinh sạch sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là khi bé yêu bị hăm tã. Bởi vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm ướt của tã, bỉm và thay cho bé kịp thời.

Nên rửa sạch vùng kín cho bé sau khi thay tã và khi bé đi vệ sinh bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô bằng khăn bông. Động tác cần phải nhẹ nhàng, tránh làm vùng hăm tã bị tổn thương, trầy xước khiến hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đừng quên để bé khô thoáng: Khi bị hăm, da bé sẽ rất nhạy cảm, bởi vậy đừng vội quấn tã hoặc mặc bỉm kín mít cho bé khiến bé đổ mồ hôi, bí bách. Đôi khi nên để bé được khô thoáng, thoải mái bằng cách cho bé để da trần. Mẹ cũng cần lưu ý nên chọn cho bé loại bỉm, tã, quần áo có chất lượng tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi cao.

- Lựa chọn phương pháp trị hăm tã hiệu quả: Hiện trên thị trường có khá nhiều biện pháp giúp bé chữa trị hăm da đó là dùng kem bôi, phấn rôm, bột pha nước tắm hoặc các bài thuốc dân gian từ chè xanh, lá trầu không, lá khế,… Dù là lựa chọn phương pháp nào, cha mẹ cũng nên chú ý đến sự tiến triển và chuyển biến của chứng bệnh ngoài da này.

Nếu sau 2-3 ngày mà thấy không có dấu hiệu khả quan hoặc nhận thấy vết hăm tã bị lở loét, có mụn mủ, lan rộng hơn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tạm kết

Hăm tã là chứng bệnh rất phổ biến trong những năm đầu đời của trẻ, từ những dấu hiệu trẻ bị hăm tã, cha mẹ nên nhanh chóng vào cuộc để chữa trị sớm nhất, tránh để hăm tã tái phát liên tục hoặc kéo dài dai dẳng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Bệnh băm tã ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa, quan trọng nhất là cần chú trọng đến khâu vệ sinh ở trẻ.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị hăm cổ làm sao để nhanh hết

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status