Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm hô hấp trên và cách xử lý

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất hay bị viêm đường hô hấp trên, thậm chí bé nào ở giai đoạn này cũng ít nhất một lần mắc bệnh. Vậy thì trẻ bị viêm hô hấp trên thường có những dấu hiệu gì? Điều trị bệnh như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên là như thế nào?

Các mẹ cần biết rằng đường hô hấp được chia làm hô hấp trên và hô hấp dưới. Trong đó đường hô hấp trên sẽ bao gồm mũi, hầu, họng, các xoang và thanh quản, đây là những cơ quan đầu của đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí. 

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ chính là tình trạng các bộ phận của hô hấp trên bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, có thể viêm 1 bộ phận hoặc viêm đồng loạt cùng một lúc. Điển hình như viêm mũi, viêm mũi họng, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản hay viêm xoang… Bệnh thường xuất hiện nhanh với các triệu chứng, điển hình như sốt, hắt xì hơi, chảy nước mũi, ho nhiều và ho có đờm.

Trẻ thường chảy nước mũi khi có vấn đề về hô hấp.

Trẻ có vấn đề về hô hấp thường chảy nước mũi.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và những điều mẹ phải biết

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm hô hấp trên

- Do virus: chủ yếu là do virus Rhino, Adeno,virus cúm Parainfluenza hay Corona… 

- Do vi khuẩn: ví dụ như liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, một số loại nấm hoặc là Haemophilus influenzae…

- Do sự thay đổi của thời tiết: thời tiết mà trở lạnh, chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên dễ dàng dẫn tới viêm hô hấp.

- Trẻ bị viêm hô hấp có thể do sống trong môi trường bị ô nhiễm, ví dụ như môi trường ẩm ướt, có nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, có mùi hoá chất… Tất cả khiến cho không khí bị ô nhiễm, bé hít phải sẽ dễ bị viêm nhiễm.

- Do những sai lầm trong cách chăm sóc con từ mẹ như: cho con nằm điều hoà, để nhiệt độ phòng quá lạnh, cho quạt thổi thẳng vào người bé, cho bé tắm nước lạnh, không mặc ấm cho con… như thế con sẽ dễ bị cảm lạnh và gặp phải các bệnh về đường hô hấp.

- Ngoài ra có thể do bé bị lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh từ người khác. Nhất là các bé mới đi học mẫu giáo, chưa quen môi trường mới cộng thêm sức đề kháng kém nên sẽ rất dễ mắc bệnh.

Tham khảo: >>> Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm hô hấp trên

- Sốt: đây được xem là triệu chứng điển hình nhất do viêm đường hô hấp trên gây ra mà các mẹ cần nắm được. Lúc này bé thường bị sốt cao trên 39 độ C và hay sốt thành cơn.

- Sổ mũi và chảy nước mũi: Kèm theo sốt thì bé sẽ bị chảy nước mũi. Mới đầu thì dịch mũi loãng và trong, không có mủ và mùi. Nhưng sau một vài ngày thì dịch mũi sẽ đặc hơn, thậm chí là có màu xanh đục kèm với mùi.

- Trẻ bị ho: tất cả các bệnh viêm đường hô hấp trên đều gây ra triệu chứng ho, nguyên nhân là do tiết dịch nhiều khiến họng bị kích thích và gây ho. Ho có nhiều loại khác nhau như ho khan, ho thành cơn, ho có đờm…

- Khó thở: do chảy nước mũi, ngạt mũi cộng thêm ho có đờm ở cổ họng nên bé thường có khó thở, thở rít và hay thở khò khè.
Nếu trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính. Lúc này trẻ ho nhiều hơn gây rát họng, khản giọng, nuốt đau nên không muốn ăn uống. Đồng thời bị chảy nước mũi thường xuyên, thò lò mũi xanh, nghẹt mũi, thở bằng mồm.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm hô hấp trên

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé để tránh các vi khuẩn làm hại.

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé để tránh các vi khuẩn làm hại.

- Đầu tiên, đo nhiệt độ cho bé, nếu như trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì chỉ cần chườm nóng bẹn, trán và nách bé để hạ sốt chứ không cần thuốc. Còn nếu sốt cao trên ngưỡng này thì cần phải dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn.

- Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn. Lúc này sữa mẹ giúp bé hạ sốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bù nước và cung cấp dinh dưỡng. Vì thế mẹ phải nhớ cho con bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt nhưng phải chia đều thành nhiều cữ.

- Cho bé uống thêm nước, bổ sung oresol để cung cấp chất điện giải, sẽ giúp hạ sốt, và giúp bé mau chóng bình phục tốt hơn.

- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Nhưng cũng không được để bé tiếp xúc với gió lạnh, không nằm điều hoà và không để quạt thổi thẳng vào người bé.

- Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối ấm.

Nếu bé có biểu hiện sốt cao li bì, khó thở, quấy khóc thì hãy cho con đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ và cách xử lý tốt nhất

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status