Chữa hăm bằng lá trầu không thế nào để hiệu quả tốt nhất?

Chữa hăm bằng lá trầu không không còn xa lạ với nhiều mẹ bỉm sữa nhưng cách sử dụng lá trầu không để trị hăm cho trẻ thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả nhanh nhất thì luôn là câu hỏi khó với nhiều người.

Thực hư lá trầu không có tác dụng trị hăm?

Có gần 50% trẻ sơ sinh bị bệnh hăm tã do phải đóng bỉm, tã cả ngày lẫn đêm. Hăm tã ở trẻ cũng ngày càng gia tăng vì tã bỉm ngày càng trở nên thông dụng. Đó là kết quả nghiên cứu được công bổ bởi giáo sư Krafchick – Trưởng khoa Da liễu trẻ em của Đại học Toronto, Canada.

Mới đây, một thống kê khác được đăng trên báo VnExpress cũng khẳng định: 80% nguyên nhân gây hăm tã, viêm da ở trẻ là do các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm trong sử dụng tã bỉm cho con… đủ để thấy bệnh hăm tã có tính chất leo thang và không thể coi thường.

Mọi trẻ đều có thể bị hăm tã 

Mọi trẻ đều có thể bị hăm tã

Giới chuyên gia cũng nhận định, tuy là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng hăm tã kéo dài có thể khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu, tổn thương bộ phận sinh dục khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Bởi vậy khi con bị hăm tã, các mẹ đều tá hỏa tìm cách để loại trừ và lá trầu không chính là một lựa chọn được lòng nhiều mẹ bỉm.

Trầu không có tính ấm, vị cay nồng, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không còn có tính năng hạ khí, tiêu viêm chỉ khai, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) giúp trừ phong thấp, phòng bệnh lam sơn chướng khí, kích thích tiêu hóa và thần kinh.

Dược lý hiện đại cũng cho rằng lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau tiêu viêm, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương và gây hưng phấn nên hoàn toàn có thể sử dụng để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như hăm tã ở trẻ.

Nhờ sự an toàn lá trầu không được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để trị hăm tã

Nhờ sự an toàn lá trầu không được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để trị hăm tã

Cách chữa hăm tã bằng lá trầu không chuẩn không cần chỉnh

Bên cạnh lá khế, lá chè xanh, lá vối thì trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không cũng là phương pháp được dân gian lưu truyền từ ngàn đời nay. Lá trầu không lại rất gần gũi với đời sống của người dân nên rất dễ kiếm và tiện dụng.

Đặc biệt, cách trị hăm tã bằng lá trầu không cũng rất đơn giản, mẹ bỉm chỉ cần thực hiện một số bước sau đây:

- Chọn từ 3 – 4 lá trầu không, loại lá xanh mướt, không rập úa, sâu sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.

Nước lá trầu không giúp trị hăm tã cho trẻ 

Nước lá trầu không giúp trị hăm tã cho trẻ

- Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu không vào đun sôi khoảng 10 phút. Đợi nước nguội, mẹ lấy một khăn sạch thấm vào nước lá trầu không lau lên vùng da bị hăm của trẻ.

- Thực hiện ngày 3-4 lần liên tục trong 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm tã của trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Song song với việc vệ sinh cho trẻ bằng lá trầu không hàng ngày, mẹ cần giữ cơ thể và vùng mặc tã của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Trong thời gian trẻ bị bệnh hăm tã nên hạn chế sử dụng tã bỉm thay vào đó là cho trẻ nude hoặc mặc quần chất liệu rộng rãi, có khả năng thấm hút cao.

Kết hợp cùng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để đẩy nhanh quá trình trị hăm tã 

Kết hợp cùng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để đẩy nhanh quá trình trị hăm tã

Mẹ cũng không nên bôi phấn rôm hoặc bất kỳ loại thuốc nào lên vùng da trẻ đang bị hăm, tốt nhất nên có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Để giúp đẩy lùi quá trình trị hăm tã, mẹ bỉm có thể kết hợp sử dụng thêm Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.

Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da hữu hiệu, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng không chỉ an toàn mà còn giúp trị hăm tã cực an toàn và nhanh chóng.

Tham khảo: >>> 5 Loại kem trị hăm tã tốt nhất hiện nay 

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21