Cách trị bệnh nước ăn chân theo kinh nghiệm dân gian tại nhà

Chỉ với những nguyên liệu tự nhiên trong vườn nhà, người bệnh đã có cách trị nước ăn chân đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

“Nước ăn chân” là tên gọi dân gian của bệnh nấm da chân do vi khuẩn nấm gây ra. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm trong thời gian dài.

Triệu chứng của nước ăn chân rất dễ nhận biết, nếu người bệnh thấy các kẽ chân xuất hiện lớp nấm màu trắng đục, sờ hơi ẩm, trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Tình trạng nấm có thể lan xuống dưới lòng bàn chân hoặc trên bề mặt tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh.

Nước ăn chân là do vi khuẩn nấm gây ra

Nước ăn chân là do vi khuẩn nấm gây ra

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, để tránh bị nước ăn chân người bệnh cần hạn chế tuyệt đối sự tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nếu không kiêng được sau khi tiếp xúc xong cần vệ sinh chân sạch sẽ ngay lập tức bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối loãng, sau đó lau khô để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở lòng bàn chân phải làm sao?

Vậy nước ăn chân phải làm sao? cách điều trị thế nào?

Cần kịp thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc áp dụng ngay cách trị nước ăn chân theo kinh nghiệm dân gian được lưu truyền dưới đây:

1. Búp ổi non: Chuẩn bị một nắm búp ổi non, cho thêm một chút muối sau đó giã nát và xát nhẹ vào kẽ chân để tăng khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa. Nên thực hiện 4-5 lần/ngày sẽ giúp đem lại hiệu quả.

Lá mướp non giã nát chà xát lên vùng da bị nước ăn chân

Lá mướp non giã nát chà xát lên vùng da bị nước ăn chân

2. Lá mướp non: Tương tự cách làm như búp ổi, người bệnh chuẩn bị một nắm là mướp non cho thêm chút muối giã nát rồi chà xát vào vùng da bị nước ăn chân. Thực hiện 4-5 lần/ngày để giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy.

3. Rau sam: Chuẩn bị 50-100g lá rau sam tươi đem rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt nhỏ, giã nát cùng chút muối. Cho rau sam vào một miếng vải gạc sạch sau đó chấm nhẹ lên vùng da bị nước ăn chân. Chấm liên tục nhiều lần trong ngày sẽ làm vùng da bị bệnh nhanh chóng khô se lại và hết ngứa.

4. Lá trầu không: Cách chữa nước ăn chân bằng lá trầu không theo phương pháp dân gian vô cùng đơn giản. Theo đó nếu là con trai thì dùng 7 lá, con gái dùng 9 lá cho vào nửa lít nước đun sôi, để nguội, cho thêm một chút phèn chua vào nước trầu không. Sau đó dùng dung dịch này chấm vào những vùng da bị nước ăn chân, làm liên tục nhiều lần, ít nhất trong 3 ngày để thấy hiệu quả.

5. Lá lốt: Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch, đun sôi sau đó xông chân, khi nước gần nguội thì cho cả chân vào ngâm 5-10 phút. 

Trà khô có tác dụng chữa nước ăn chân rất hiệu quả

Trà khô có tác dụng chữa nước ăn chân rất hiệu quả

6. Trà khô: Dùng trà khô pha nước uống hàng ngày nhai nát sau đó nhét vào những kẽ chân sau khi đã rửa sạch, thấm khô chân.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau xót khi mới cho trà khô vào, dần dần sẽ thấy dễ chịu hơn. Đây là phương pháp rất hiệu quả cần thực hiện hàng ngày để nhanh hết bệnh.

Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là bị bệnh gì?

Lưu ý khi điều trị nước ăn chân

Bên cạnh việc áp dụng cách trị nước ăn chân theo phương pháp dân gian, người bệnh cần tuyệt đối lưu ý những điều sau nếu muốn bệnh nhanh khỏi.

+ Nước ăn chân gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vô cùng, tuy nhiên người bệnh cần kiềm chế không được gãi mạnh gây trầy xước da hoặc làm vỡ các mụn nước ở kẽ chân. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn, vi nấm được dịp lan rộng sang các vùng da xung quanh, đồng thời khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Tránh gãi khi bị nước ăn chân nhằm ngăn ngừa trầy xước, nhiễm trùng

Tránh gãi khi bị nước ăn chân nhằm ngăn ngừa trầy xước, nhiễm trùng

+ Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như: giày dép, khăn tắm, quần áo… với người đang bị bệnh để tránh nguy cơ lây lan.

+ Các nguyên liệu tự nhiên để chữa nước ăn chân cần đảm bảo rõ nguồn gốc, đã được sơ chế kỹ càng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, trứng côn trùng, tránh gây kích ứng, nhiễm trùng khi bôi lên da.

+ Áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Nước ăn tay là bệnh gì?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21