Cách chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc

Tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh cần phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu không sẽ dẫn đến nghẹt mũi, khó thở và thậm chí còn dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp. Vậy thì chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh như thế nào cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn, không cần dùng thuốc kháng sinh?

Các mẹ nên biết rằng, giai đoạn sơ sinh là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của bé, lúc này sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé vẫn còn non yếu, vì vậy rất dễ phản ứng với các tác nhân lạ. Nếu mẹ chăm sóc con không tốt có thể gây ra cảm lạnh, cúm… khiến bé bị sổ mũi. Thêm vào đó việc thay đổi thời tiết đột ngột, nằm điều hoà ở nhiệt độ thấp, môi trường sống bụi bẩn và ô nhiễm… cũng là các tác nhân khiến bé dị ứng và sổ mũi.

Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Sổ mũi kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa và viêm phế quản. Đó cũng là lý do vì sao sau 2-3 ngày mà không trị sổ mũi thì bé sẽ bị sốt cao, ho, khó thở, chán ăn, quấy khóc liên tục, cực kỳ nguy hiểm. 

Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

- Thứ nhất, mẹ hãy nhỏ mũi cho bé bằng muối sinh lý Natri Clorid 0,9%. Các mẹ có thể ra hiệu thuốc để mua dung dịch này, không nên tự pha tại nhà bởi nếu không đúng tỷ lệ có thể làm teo niêm mạc mũi trẻ nếu mẹ pha quá đặc, còn nếu mẹ pha quá loãng thì chưa đủ hàm lượng để có tác dụng sát khuẩn. Mẹ mua lọ nhỏ tầm 10 ml để nhỏ mũi cho con, ngày nhỏ 3-4 lần, nhỏ 2-3 giọt vào từng bên mũi, dùng 2 ngón tay trỏ và ngón cái massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi. Như vậy sẽ giúp làm loãng dịch mũi, có tác dụng làm thông mũi, giúp bé dễ thở và chống bị viêm nhiễm tốt hơn.

Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Tham khảo: Bé bị sổ mũi uống thuốc gì?

- Thứ hai, hãy hút mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Bạn cần biết rằng, dịch mũi này không chỉ chảy về phía trước mũi mà còn chảy về sau mũi, tức là chảy xuống họng. Đó cũng là lý do vì sao mà sổ mũi hay gây viêm họng. Việc nhỏ mũi chỉ làm sạch được đằng trước mũi còn nhiều dịch sâu bên trong cần phải hút mũi mới hết được, mẹ nên vệ sinh dụng cụ hút mũi với nước sôi cho diệt khuẩn rồi mới hút cho con. Chỉ cần hút vài lần là bé sẽ khỏi và dễ thở hơn.

Hút mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi để loại bỏ vi khuẩn khu trú trong hốc mũi

Hút mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi để loại bỏ vi khuẩn khu trú trong hốc mũi

- Thứ ba, massage và day nhẹ ở hai bên cánh mũi cho bé. Khi bé bị sổ mũi thì tức là trong mũi có nhiều dịch, có khi là dịch đặc gây cản trở đường thở. Vì thế mẹ có thể massage cánh mũi cho bé bằng cách dùng ngón tay trỏ để day nhẹ 2 bên cánh mũi giúp chất nhầy dễ loãng ra và giúp bé dễ thở hơn. Nhưng nhớ trước khi day nên nhỏ nước muối trước vào mũi.

Massage 2 bên cánh mũi cho bé

Massage 2 bên cánh mũi cho bé

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi điều trị thế nào?

- Thứ tư, chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bé tắm với tinh dầu. Nhiều mẹ khi thấy con bị sổ mũi nên kiêng lạnh, không cho bé tắm. Đây là sai lầm mà mẹ cần tránh bởi cơ thể trẻ sơ sinh thường xuyên đổ mồ hôi nên nếu không được tắm sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ sinh sôi gây ra các căn bệnh khác đặc biệt các bệnh lý về da. Ngược lại tắm nước ấm và nhỏ thêm một chút tinh dầu bạc hà hay dầu tràm lại có thể giúp bé thư giãn và nhanh hết sổ mũi hơn. Nhưng nhớ phải cho bé tắm trong phòng kín gió và nên tắm nhanh bằng nước ấm một chút.

- Thứ năm, xông hơi phòng bé bằng tinh dầu. Mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi, gừng hoặc tinh dầu tràm để xông phòng…

Cách này sẽ giúp lưu thông không khí trong phòng giúp bé dễ thở hơn. Mẹ cũng có thể bôi 1 chút tinh dầu tràm vào ve áo của trẻ sơ sinh để bé ngửi làm thông mũi hơn và mau khỏi hơn.

Bú sữa mẹ giúp tăng đề kháng cho bé

Bú sữa mẹ giúp tăng đề kháng cho bé

- Thứ sáu, mẹ hãy tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là sữa có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa có thể dễ dàng hấp thu và tiêu hóa.

Ngoài ra nếu như mẹ thấy con mà bị ngạt mũi kèm theo khó thở, người mẹt mỏi, bỏ bú, khó ngủ, quấy khóc thường xuyên thì hãy cho con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và tìm ra nguyên nhân, căn cứ vào đó mà có chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc khi chưa đi khám.

Bài viết liên quan: 

>>> Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? để nhanh khỏi

>>> Dấu hiệu bé bị cảm lạnh mẹ cần phải biết

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21