Cách chữa phỏng dạ nhanh nhất không để lại sẹo

Phỏng dạ (thủy đậu) là bệnh có tính chất lây lan, vì vậy nếu không tìm được cách chữa phỏng dạ nhanh nhất không chỉ khiến người bệnh khổ sở mà những người xung quanh cũng có nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh phỏng dạ kéo dài sẽ để lại sẹo trên da và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Mách người bệnh 5 cách chữa phỏng dạ nhanh nhất

Bệnh phỏng rạ gây nên rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ngoài cảm giác ngứa “điên cuồng”, trên da người bệnh còn xuất hiện nhiều mụn nước mà chỉ cần sơ ý chút thôi cũng khiến chúng vỡ ra, dễ gây nhiễm trùng, lây lan sang các vùng da khác và để lại sẹo.

Vì vậy, tìm được cách chữa phỏng dạ nhanh nhất không những giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Để chữa phỏng dạ nhanh nhất, người bệnh có thể áp dụng ngay 5 cách sau:

Bị phỏng dạ không cần kiêng nước như nhiều người vẫn nghĩ

Bị phỏng dạ không cần kiêng nước như nhiều người vẫn nghĩ

1.Chú trọng vệ sinh da sạch sẽ

Nhiều quan niệm cho rằng, bị phỏng rạ cần kiêng nước, kiêng gió, do đó người bệnh không được tắm. Tuy nhiên, các chuyên gia lên án mạnh mẽ quan niệm này bởi càng bị phỏng dạ, người bệnh càng cần chú trọng vệ sinh da để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đó cũng là một trong những cách chữa phỏng dạ nhanh nhất.

Khi tắm, người bệnh nên tắm ở nơi kín gió, tắm bằng nước ấm pha với 2 gói Bột tắm Nhân Hưng để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn nước. Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc để khắc phục triệu chứng nên biện pháp điều trị bệnh phỏng rạ tại thời điểm hiện tại chính là cách ly đề phòng lây lan, xử lý tốt các nốt phỏng rạ, các nốt loét để phòng bội nhiễm.

Sử dụng thuốc điều trị phỏng dạ cần theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị phỏng dạ cần theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc điều trị phỏng rạ bao gồm: Xanh Methylen hoặc thuốc tím bôi ngoài da cho trẻ, thuốc bôi có chứa ac, sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao trên 38,5 độ. Và còn tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh phỏng rạ (thủy đậu) cho trẻ cũng là phương pháp rất hiệu quả.

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh phỏng rạ, theo đó người bệnh nên kiêng những thực phẩm như:

- Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.

- Tránh các nguồn thực phẩm làm từ bơ sữa như: Phô mai, kem, sữa, bơ,… vì những loại này khi đang bị phỏng rạ sẽ làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bơ, sữa, đồ cay, nóng… là những thực phẩm người bị bệnh phỏng rạ nên kiêng

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bơ, sữa, đồ cay, nóng… là những thực phẩm người bị bệnh phỏng rạ nên kiêng

- Tránh ăn những trái cây giàu vitamin C vì người bị phỏng rạ trong khoang miệng và cổ họng thường sẽ có mụn nước. Khi ăn hoa quả chứa nhiều axit, sẽ làm vết thương thêm đau và loét.

- Tránh ăn thức ăn cay, nóng và mặn vì nó sẽ gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng, khiến bệnh lâu bình phục hơn.

- Cách chữa phỏng rạ nhanh nhất là khi người bệnh chú trọng tới chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và trái cây như: cà chua, rau cải, rau bina… giúp làm mát cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

4. Không gãi vào vùng da bị bệnh

Bệnh phỏng rạ gây nên cảm giác ngứa “điên cuồng” cho người bệnh, do đó họ thường đưa tay lên gãi. Tuy nhiên, hành động này không được khuyến khích vì có thể khiến các mụn nước bị vỡ ra, chảy dịch, làm lây lan sang các vùng da xung quanh, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nhiễm khuẩn.

Không gãi vào vùng da bị phỏng dạ khiến mụn nước vỡ ra

Không gãi vào vùng da bị phỏng dạ khiến mụn nước vỡ ra

Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn quần áo có chất liệu cotton, tránh mặc đồ len, dạ, đồ bó sát khiến các nốt mụn bị vỡ ra.

5. Khi nào cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế?

Đa phần các trường hợp bị phỏng rạ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu người bệnh liên tục sốt cao, bệnh kéo dài nhiều ngày không đỡ… cần đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả để phòng tránh bội nhiễm.

Đọc thêm:

>>> Bị phỏng dạ có được tắm không?

>>> Bị bỏng dạ tắm lá gì để nhanh xẹp mụn, không để lại sẹo?

>>> Bị thủy đậu rồi có bị lại không - cách phòng bệnh hiệu quả

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status