Bị phỏng dạ có được tắm không?

Rất nhiều cha mẹ cho rằng, khi con mắc phỏng dạ (thủy đậu) cần kiêng nước, kiêng gió, vì vậy nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quan niệm này hoàn toàn sai lầm, thay vì thắc mắc bé bị phỏng dạ có được tắm không cha mẹ nên tìm hiểu tắm cho con như thế nào để đảm bảo an toàn.

Vì sao bị phỏng dạ không cần kiêng nước?

Phỏng rạ (thủy đậu) là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus Varicella zoster gây nên. Nếu đã từng mắc bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị tái lại lần hai.

Triệu chứng của bệnh rất điển hình: Người lớn, trẻ con có thể mệt mỏi, chán ăn, bắt đầu sốt sau 24-48h, sang ngày thứ 3 trên da có hiện tượng phát ban, thường là toàn thân nhưng tập trung nhiều ở vùng đầu mặt. Ban đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng nốt sẽ nổi phồng trên da và chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong với kích thước từ 3-10mm.

Bị phỏng dạ không cần kiêng nước

Bị phỏng dạ không cần kiêng nước

Vì phỏng rạ là bệnh nhiễm trùng cấp tính nên trên da người bệnh có chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, do đó vấn đề vệ sinh da, giữ cho da luôn sạch sẽ thoáng mát là điều vô cùng quan trọng.

Trong khi đó, rất nhiều người vì nghe theo quan niệm xưa cũ của ông cha nên thắc mắc phỏng rạ có được tắm không? Các chuyên gia cho biết, quan niệm xưa cũ hoàn toàn sai lầm, nhiều người vì kiêng nước không tắm rửa nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển làm tình trạng bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm gây nguy hiểm cho người bệnh.

Do đó, câu trả lời là: Bị phỏng rạ không cần kiêng nước, ngược lại người bệnh cần thường xuyên vệ sinh cá nhân để tránh viêm nhiễm.

Bị phỏng rạ tắm thế nào cho an toàn?

Phỏng rạ có được tắm không? Phỏng rạ không cần kiêng nước, cần vệ sinh cơ thể hàng ngày, nhưng không có nghĩa người mắc bệnh phỏng rạ có thể tắm như người khỏe mạnh bình thường, ngược lại người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi tắm để đảm bảo an toàn.

Nên tắm bằng nước ấm, không dùng xà phòng, sữa tắm để tránh gây bội nhiễm

Nên tắm bằng nước ấm, không dùng xà phòng, sữa tắm để tránh gây bội nhiễm

+ Không tắm nước lạnh, tắm bằng nước ấm để giảm triệu chứng kích thích tổn thương do ngứa, đồng thời làm sạch bề mặt da tránh nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn.

+ Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất hoặc các loại lá tắm không rõ nguồn gốc vì có thể gây kích ứng, nhiễm trùng và bội nhiễm da. Thay vào đó, người bệnh nên tắm bằng nước ấm có pha Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ và làm sạch da, giúp hỗ trợ điều trị bệnh phỏng rạ dạ hiệu quả nhanh.

+ Không nên tắm quá lâu, cần tắm ở nơi kín gió không tắm ở nơi có gió lùa, không được chà sát, gãi làm vỡ các nốt phỏng.

Nên tắm ở nơi kín gió

Nên tắm ở nơi kín gió

+ Sau khi tắm xong, người bệnh dùng khăn tắm mềm, nhẹ nhàng thấm khô nước. 

+ Quần áo cần được thay hàng ngày, người bệnh nên mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quần áo bó sát sẽ khiến các nốt phỏng dạ bị vỡ.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, người bệnh cần tăng cường ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng. Nếu sốt cao, nên dùng thuốc hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin vì có nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm cần đưa người bệnh tới ngay các trung tâm y tế uy tín để kịp thời xử lý.

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phỏng rạ là phương pháp hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng khi trẻ được 1 tuổi.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status