Bệnh phỏng dạ kiêng gì?

Trẻ bị bệnh phỏng dạ kiêng gì cho mau khỏi, đỡ bị lây lan và không gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm và tìm kiếm.

Bệnh phỏng dạ là bệnh gì?

Thực tế cho thấy, phỏng dạ hay thủy đậu là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng hay bị phỏng dạ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng hay bị phỏng dạ

Phỏng dạ là bệnh do siêu vi Varicella zoster gây ra, thời kỳ ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày và thường không có nhiều triệu chứng bất thường nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, bệnh sẽ “lộ diện nguyên hình” với những biểu hiện nổi bật như:

- Nổi hồng ban nhỏ li ti màu hồng, sau đó phát triển thành nốt đậu có phỏng nước trong gây ngứa ngáy. Thông thường các nốt phỏng mọc ở nhiều nơi trên cơ thể trẻ, không theo thứ tự như bụng, lưng, ngực, họng, niêm mạc miệng, trừ lòng bàn chân và bàn tay. Các nốt phỏng này tồn tại khoảng 4 ngày, từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy, không để lại sẹo.

- Đi kèm theo các nốt đậu mọc khắp người thì trẻ còn có thể bị sốt 37,5- 38 độ trong vài ngày và đau đầu, sổ mũi, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi, ngủ ít…

Trẻ có thể kèm theo sốt khi bị phỏng dạ

Trẻ có thể kèm theo sốt khi bị phỏng dạ

Tuy là bệnh lành tính nhưng phỏng dạ có thể gây ra biến chứng viêm mô tế bào, viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng máu ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

Đặc biệt nếu phụ nữ có thai trước 6 tháng mắc phỏng dạ sẽ gây dị tật thai nhi, mắc phỏng dạ trước sinh 5 ngày sẽ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ.

Trẻ bị bệnh phỏng dạ kiêng những gì cho mau khỏi?

Với trẻ bị phỏng dạ, cha mẹ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ tránh để các vết phỏng dạ thành mủ, gây bội nhiễm và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

Ngoài việc cắt ngắn móng tay, đi bao tay cho trẻ để trẻ không cào, gãi gây trầy xước các vết phỏng dạ thì cha mẹ nên dùng dung dịch xanh Methylen 1% bôi vào các nốt phỏng cho trẻ hoặc sử dụng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da như Bột tắm Nhân Hưng pha dạng sền sệt đậm đặc chấm lên vùng da có chứa nốt phỏng của trẻ đồng thời kết hợp lau, rửa cho trẻ hàng ngày sẽ giúp săn se nhanh, làm xẹp các nốt đậu và trả lại làn da mịn màng cho trẻ.

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Trẻ bị phỏng dạ có thể bôi xanh Methylen

Trẻ bị phỏng dạ có thể bôi xanh Methylen

Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ cần hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, khi trẻ có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê, xuất huyết trên nốt dạ thì cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, khi trẻ bị phỏng dạ cha mẹ cần kiêng những vấn đề sau để giúp bệnh mau khỏi:

Kiêng không cho trẻ đến chỗ đông người

Kiêng không cho trẻ đến chỗ đông người

- Kiêng không cho trẻ đến chỗ đông người: Do phỏng dạ có tính lây lan nên cần hạn chế cho trẻ đến chỗ nhiều người trong thời gian mắc bệnh.

Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân

- Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân của trẻ bị phỏng dạ vì có thể lây truyền bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.

- Kiêng không gãi, nặn nốt đậu: Bởi khi nốt đậu vỡ dễ để lại sẹo rỗ suốt đời và làm cho bệnh lây lan sang các vùng da chưa bị bệnh.

Tuyệt đối không cào, gãi, nặn các nốt phỏng dạ ở trẻ

Tuyệt đối không cào, gãi, nặn các nốt phỏng dạ ở trẻ

Tuyệt đối không cào, gãi, nặn các nốt phỏng dạ ở trẻ

- Kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm tanh: Đồ hải sản hoặc thịt gà, thịt vịt, thịt bò là những danh mục thực phẩm cần hạn chế cho trẻ bị phỏng dạ ăn, thay vào đó nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, trái cây, nước ép cho dễ hấp thu và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên cần kiêng không cho trẻ uống nước cam, chanh vì các loại quả này có chứa nhiều axit sẽ làm tăng cảm giác ngứa ở các nốt đậu.

Kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm tanh

Kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm tanh

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh và gió vì các chất bẩn trên da dễ dàng thấm sâu vào cơ thể, gây loét và nhiễm trùng. Nếu lau rửa cho trẻ, cha mẹ chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm để lau người trẻ nhẹ nhàng, sau đó dùng khăn mềm thấm khô và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh và gió

Tránh cho bé ngồi trước quạt gió sẽ làm tăng tính lây lan

Tránh cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh và gió

Không được tắm rửa cho bé bằng nước lạnh

Đọc thêm:

>>> Cách chữa phỏng dạ nhanh nhất không để lại sẹo

>>> Bị phỏng dạ tắm lá gì nhanh xẹp mụn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status