Bệnh chàm sữa là gì và các giai đoạn của chàm sữa

Nhận biết những biểu hiện lâm sàng cũng như các giai đoạn của bệnh chàm sữa là điều kiện cần và đủ để các bậc cha mẹ có cách chăm sóc và điều trị đúng đắn cho con. Vậy, bệnh chàm sữa là gì? Các giai đoạn của chàm sữa thể hiện ra sao? Cha mẹ hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm sữa là gì?

Bệnh chàm sữa (tên tiếng Anh là atopic dermatitis) là tình trạng viêm da tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Chàm sữa phổ biến ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh thường tự khỏi khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu sau 4 tuổi bệnh vẫn tái diễn thì sẽ trở thành chàm thể tạng.

Khi được 3 tháng tuổi, bé Đ.A, con chị N.M.H (Bắc Ninh) đột nhiên xuất hiện những nốt mẩn đỏ hai bên má, rồi nhanh chóng trở thành những mụn nước nhỏ liti. Sau khi vỡ ra gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé liên tục đưa tay gãi gây trầy xước, rớm máu. Điều đáng nói, bé không chỉ bị ở mặt mà còn lan rộng ra những vị trí khác như cằm, trán.

Quá sốt ruột, chị H đã mua thuốc về bôi cho con, ban đầu có đỡ nhưng chỉ một thời gian ngắn sau bé bị tái lại, mức độ còn nặng hơn lần đầu. Lần này chị không dám tự chữa nữa mà đưa con tới bệnh viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán bé đã mắc phải bệnh lý chàm sữa.

 Chàm sữa là gì?- Thời điểm giao mùa khiến chàm sữa tăng đột biến

Chàm sữa là gì - Thời điểm giao mùa khiến chàm sữa tăng đột biến

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM), mỗi năm số bệnh nhi tới khám và chữa bệnh chàm sữa ở viện luôn dao động từ 2.000 - 3.000 lượt. Còn tại phòng khám Da Liễu, Bệnh viện Nhi Trung Ương (Tp.Hà Nội), bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa luôn tăng đột biến trong thời điểm giao mùa, thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi trong đó trường hợp khởi phát trước 1 tuổi chiếm khoảng 50%-60%

Theo các bác sĩ khoa Nhi, nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ là sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể; hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi... thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm.

Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng... Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng...), cách cho bú, nhiễm trùng... Biểu hiện ban đầu của bệnh là mảng hồng ban, khi chạm vào da trẻ thấy thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti xuất hiện ở hai má rồi lan đến cằm, trán. Sau đó, da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy. Tiếp đến có thể xuất hiện mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, da đỏ hơn, ngứa ngáy khó chịu và quấy khóc.

Tìm hiểu thêm: Bị chàm bôi thuốc gì? hiện nay

Các giai đoạn của chàm sữa

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia phân chia chàm sữa thành 5 giai đoạn chính, từ giai đoạn tấy đỏ tới giai đoạn bong tróc da với các mức độ biểu hiện khác nhau:

Biểu hiện ngoài da của bệnh chàm sữa - Chàm sữa là gì

Biểu hiện ngoài da của bệnh chàm sữa - Chàm sữa là gì

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

Trên vùng mặt hoặc chám bé xuất hiện các khoảng tấy đỏ

Trên vùng mặt hoặc chám bé xuất hiện các khoảng tấy đỏ

- Giai đoạn này có biểu hiện là vùng da thương tổn xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa.

- Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

Trên mặt bé bắt đầu có sự hình thành và lan rộng các mụn nước nhỉ li ti

Trên mặt bé bắt đầu có sự hình thành và lan rộng các mụn nước nhỉ li ti

- Trên làn da đỏ, mụn nước xuất hiện, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh.

- Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước

các mụn nước phát triển căng dần và vỡ ra trên vùng chàm làm viễm nhiễm, khó chịu kèm theo ngứa khiến bé quấy khóc

các mụn nước phát triển căng dần và vỡ ra trên vùng chàm làm viễm nhiễm, khó chịu kèm theo ngứa khiến bé quấy khóc

- Trong trường hợp bệnh nhân gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ.

- Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm là rất cao.

Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn

giai đoạn 4 -  giai đoạn da nhẵn của chàm sữa

Các mụn nước vỡ bết tại vùng chàm của bé đọng lại thành mảng sừng cứng trên da bé

- Khi mụn nước vỡ da sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.

- Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng 1-3 ngày.

>>> Lưu ý: giai đoạn này rất nguy hiểm các mẹ cần được chỉ dẫn sử dụng sản phẩm đặc trị tránh da trẻ căng và nứt khiến viễm nhiễm và làm bé đau rát

Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

giai đoạn 5 - giai đoạn bong vảy do chàm sữa

sau khi sơ cứng tại vùng chàm hình thành da non và bong vảy dần

- Khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

- Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.

Tuy nhiên, trên thực tế điều trị chàm sữa được ghi nhận qua 3 giai đoạn chính:

tình trạng chàm sữa trên mặt: căng da, khô da, tấy đỏ...

+ Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy

+ Giai đoạn 2: Thường xuất hiện mụn nước kèm rỉ nước.

+ Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm hóa, da khô, bong tróc

Phát hiện bệnh chàm sữa ở những giai đoạn đầu sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng tìm phương pháp để điều trị dứt điểm cho bé, ở những giai đoạn sau, chàm sữa sẽ khó chữa hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Chàm sữa là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao nếu cha mẹ áp dụng phương pháp điều trị sai cách. Để chàm sữa triệt để, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên:

- Vệ sinh cơ thể trẻ bằng các loại bột tắm từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và hiệu quả như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.

- Tuyệt đối không dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh hoặc các loại lá tắm dân gian để điều trị chàm sữa cho bé.

- Không tắm trẻ bằng nước quá nóng, quá lâu

- Sau khi tắm cho bé, có thể sử dụng các loại kem làm ẩm da thích hợp

Đặc biệt cần tuyệt đối TRÁNH:

- Các kích thích bệnh: chà xát, gãi, sang chấn thần kinh…

- Bụi nhà, lông súc vật, len, tơ…

- Côn trùng đốt, chó mèo….

Trong trường hợp chàm sữa ở bé không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm.

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

 1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy

Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
 2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
 3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

 

- Hòa tan 1  gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp  xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status