Bé thở khò khè và ho – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng bé thở khò khè và ho là các triệu chứng bất thường, nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều nguy hại tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Vậy trẻ ho thở khò khè là do đâu mà ra? Đây là dấu hiệu của căn bệnh gì và điều trị như thế nào cho hiệu quả?.

Theo các chuyên gia khi bé thở khò khè và ho là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp các vấn đề về hệ hô hấp. Ở trường hợp nhẹ bé bị ho ít, tiếng thở khò khè nhỏ nhưng khi nặng hơn bé sẽ ho nhiều và ho có đờm, thậm chí tiếng khò khè phát ra cũng lớn hơn, ngay cả khi ngủ hay thức đều có tiếng khò khè đó.

Bé thở khò khè và ho có thể do viêm phế quản

Bé thở khò khè và ho có thể do viêm phế quản

Nguyên nhân bé thở khò khè và ho:

Bé thờ khò khè và ho do viêm phế quản

Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp nhất khiến trẻ bị ho và thở khò khè. Đây là tình trạng đường thở dưới bị viêm nhiễm và sưng đau, bệnh thường xuất hiện cùng lúc hoặc là sau khi trẻ bị cúm, sởi hoặc ho gà…

Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn gây ra ví dụ như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn… Nếu bé có sức đề kháng kém, môi trường sống ô nhiễm hay thời tiết thay đổi cũng khiến bé bị bệnh.

Khi bị viêm phế quản thì khí quản bị sưng phồng, gây đau tức ngực, bé khó thở và ho nhiều. Lâu dần sẽ xuất hiện đờm, đờm có màu vàng hoặc xanh, chảy cả vào họng, mũi.

Bé thờ khò khè và ho do viêm phế quản

Bé thờ khò khè và ho do viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ được chia thành 2 dạng chính như sau:

+ Viêm tiểu phế quản:

Bệnh này hay xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc các bé nhỏ hơn 2 tuổi. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus thâm nhập vào hệ hô hấp và đến các tiểu phế quản, ống nhỏ nhất của đường hô hấp từ phân nhánh ra khỏi hai ống thở chính (phế quản) trong phổi. Nhiễm virus làm cho phế quản bị sưng phù và bị viêm. Từ đó chất nhầy thâm thập trong các đường hô hấp, có thể làm cho không khí lưu thông tự do qua phổi khó. 

+ Viêm phế quản phổi:

Bệnh thường xảy ra khi trẻ bị trúng gió lạnh làm ảnh hưởng đến phổi, nhất là khi trời trở lạnh đột ngột hoặc do không khí bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập tác động đến phổi. Bệnh kéo dài sẽ gây suy hô hấp và tử vong nếu không chữa trị kịp thời. 

Trẻ ho thở khò khè do bị hen suyễn:

viêm họng, viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân bé thở khò khè và ho

Viêm họng, viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân bé thở khò khè và ho

Đây là một dạng bệnh viêm mạn tính ở đường thở, đường thở là nơi dẫn khí nên một khi nó đã bị viêm nhiễm sưng tấy sẽ rất nhạy cảm. Chỉ cần một kích thích hay thay đổi nhỏ cũng tác động tới đường thở, tạo chất nhày và đờm gây tắc nghẽn khiến người bệnh bị khó thở, thở khò khè khi ngủ và bị ho nhiều có đờm.

Nguyên nhân gây hen suyễn có rất nhiều, thường là do trẻ bị nhiễm trùng hô hấp kéo dài. Đặc biệt việc bé phải sống trong môi trường khói bụi độc hại, có hoá chất và khói thuốc lá cũng rất dễ bị hen suyễn. Trường hợp nếu cha mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì con sinh ra cũng rất dễ bị hen suyễn, từ đó khiến bé bị hen suyễn bẩm sinh.

Tác nhân khác khiến trẻ thở khò khè và ho:

- Thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh, thời điểm giao mùa cũng rất dễ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp của bé và dẫn tới ho. Không khí ẩm ướt hoặc là khô hanh từ thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, xâm nhập gây bệnh đường hô hấp, gây viêm niêm mạc đường thở làm tiết dịch nhầy nên đã gây tắc nghẽn, khiến bé khó thở gây ra triệu chứng thở khò khè và ho.

- Bé phải sống và tiếp xúc thường xuyên với môi trường không khí bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi và khói thuốc lá, ẩm thấp… cũng là lý do gây bệnh.

Ngoài ra thì trẻ bị ho thở khò khè cũng có thể là do bé bị viêm họng, viêm phổi, nếu kéo dài cổ sinh ra đờm khiến bé bị ho rồi gây ra tiếng khò khè mỗi khi ngủ hoặc thở hoặc một số trẻ bị dị tật bẩm sinh, do mạch máu tắc nghẽn bất thường hoặc các bé bị mắc kẹt dị vật trong đường thở…

Trẻ thở khò khè và ho phải làm gì?

Sử dụng khí dung đang được nhiều bệnh viện sử dụng trong trị ho và hen xuyễn ở trẻ

Sử dụng khí dung đang được nhiều bệnh viện sử dụng trong trị ho và hen xuyễn ở trẻ

- Đầu tiên mẹ nhớ vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé bằng dung dịch nước muối hoặc là lọ xịt muối biển. Cho bé nằm nghiêng rồi xịt sẽ giúp làm sạch mũi, thông thoáng mũi, giúp bé dễ thở hơn và hạn chế được đờm, tránh khò khè.

- Bên cạnh đó mẹ hãy cho con uống nhiều nước ấm, bởi nước ấm sẽ có tác dụng tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, giúp làm sạch đờm nhớt ở trong phế quản, nhờ vậy mà giúp trẻ đỡ đau rát hơn và cũng dễ thở hơn.

Nếu bé bo và thở khò khè lâu ngày các mẹ nên đưa bé đi thăm khám

Nếu bé bo và thở khò khè lâu ngày các mẹ nên đưa bé đi thăm khám

- Mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để con mau hết ho và khò khè. Theo đó khi trẻ sơ sinh thở khò khè và kèm theo ho mẹ nên dùng đèn xông tinh dầu đặt trong phòng bé, hoặc xịt một chút tinh dầu bạc hà vào gối, chăn, ga, gường của bé…Tinh dầu sẽ có tác dụng giúp thông mũi và giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Chú ý không nên bôi tinh dầu trực tiếp từ mũi của trẻ nhé!

- Dùng lá hẹ để chữa chứng khò khè và ho ở trẻ sơ sinh: cách này khá hiệu quả và được nhiều mẹ áp dụng thành công. Theo đó mẹ chỉ cần lấy 1 chút lá hẹ đem rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, cho thêm ít đường phèn và chưng cách thủy trong 15 phút. Mỗi lần mẹ cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa nhỏ là sẽ cải thiện rõ rệt.

- Cho trẻ bú đúng tư thế: với trẻ thở khò khè và ho có đờm mẹ phải cho bé bú đúng tư thế để giúp trẻ tiêu hóa lượng sữa đã uống. Cụ thể mẹ nên nâng đầu bé cao hơn một chút và giữ cố định bé trong tay để đầu bé vừa khớp với nhũ hoa. Đồng thời sau khi bú thì nên vỗ nhẹ lưng bé giúp bé ợ hơi để đẩy lượng khí thừa ra khỏi dạ dày bé rồi mới cho bé nằm để tiêu hóa dễ hơn.

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, đảm bảo khô ráo và thoáng mát, không để khói thuốc và bụi bẩn tác động tới bé ở mức tối đa nhất.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và ho mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc, bao gồm thuốc ho hay thuốc kháng sinh đều không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh. Việc tự ý dùng thuốc vừa dễ gây nhờn thuốc mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ, càng khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị tốt nhất.

- Với trường hợp bé bị sốt mẹ cần dùng khăn ấm chườm cho bé, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao.

- Cho con tới gặp bác sỹ để kiểm tra khi bé thở khò khè và ho nhiều kèm theo biểu hiện sốt cao, tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Đọc thêm:

>> Mẹ có biết Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là mắc bệnh gì?

>> Giải pháp Bé sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình cho mẹ

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21