Bé bị viêm phổi phải làm sao cho nhanh khỏi?

Viêm phổi là bệnh lý nghiêm trọng, không thể coi thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy rất nhiều cha mẹ đều quan tâm đến việc bé bị viêm phổi phải làm sao cho mau khỏi và tránh tái phát?

 Theo các chuyên gia, bệnh viêm phổi ở trẻ là bệnh do virus gây ra, chúng tấn công làm nhiễm trùng đường phổi. Do vậy nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, gây tràn dịch màng tim, tràn mủ màng phổi, truỵ tim và có thể đe doạ đến tính mạng. Chính vì lẽ đó các mẹ tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng bệnh của con.

Để chăm sóc bé bị viêm phổi làm sao cho nhanh khỏi các mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

1, Hạ sốt cho trẻ bị viêm phổi đúng cách

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh viêm phổi, lúc này thân nhiệt bé tăng cao nên gây mất nước nhiều. Do vậy cần hạ sốt kịp thời để tránh làm mất nước. Tuy nhiên mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé để biết cách hạ sốt hiệu quả.

Hạ sốt cho trẻ khi bị viêm phế quản.
 Hạ sốt cho trẻ khi bị viêm phế quản.

- Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ C thì không cần dùng thuốc, mẹ chỉ cần nới lỏng quần áo rộng rãi cho bé, cho con mặc quần áo thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời lấy khăn ấm chườm lên trán, bẹn và nách để con thoát nhiệt ra bên ngoài và hạ sốt nhanh hơn

- Còn nếu như trẻ bị sốt trên 38,5 độ C mẹ phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng bữa bãi gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Đọc thêm: Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?

2, Vỗ lồng ngực cho trẻ để kích thích long đờm

Nếu mẹ chưa biết trẻ bị viêm phổi phải làm sao thì một cách đơn giản đó là vỗ lồng ngực hàng ngày nhiều lần cho bé. Cách này khá đơn giản mà lại có tác dụng long đờm, giúp con thấy dễ chịu hơn. Theo đó khi vỗ ngực, mẹ chỉ nên vỗ khi dạ dày rỗng, trước bữa ăn hoặc sai ăn ít nhất là 1 giờ là được.

Theo đó mẹ gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, sao cho ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Lúc này sẽ tạo ra âm thanh rỗng bồm bộp là bé bài tiết hết đờm. Khi thấy đờm và rãi chảy ra khỏi miệng hoặc mũi thì cần dùng khăn lau sạch.

3, Vệ sinh khoang mũi họng sạch sẽ cho bé

Khi bị viêm phế quản trẻ thường bị chảy nước mũi, có khi ngạt mũi, nếu để lâu dịch đờm chảy xuống họng sẽ càng khiến bệnh nặng hơn. Vì thế mẹ hãy rửa mũi hàng ngày cho con thật sạch sẽ bằng dung dịch nước muối. Tốt hơn có thể dùng nước muối biển, tạo sự thông thoáng cho mũi, giúp bé dễ thở và nhanh khỏi bệnh hơn.

4, Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

Trong giai đoạn này, vấn đề ăn uống có vai trò quan trọng giúp bé sớm bình phục hơn. Cụ thể mẹ nên bổ sung cho bé thực phẩm sau:

- Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như sữa, trứng, gạo, ngũ cốc…

 Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng để con dễ nuốt, hấp thu tốt.
 Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng để con dễ nuốt, hấp thu tốt.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để giúp bổ sung vitamin A, C, E… giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm viêm phế quản. 

- Cho con uống nhiều nước để đào thải độc tố, hạ sốt, bù nước và giảm viêm hiệu quả.

- Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn mềm, lỏng để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt hơn. Chia nhỏ các bữa ăn, cho con ăn nhiều bữa để hấp thu tốt.

Bên cạnh đó mẹ nhớ kiêng cho bé ăn đồ cay nóng, chiên rán, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ mặn, đồ ăn và đồ uống lạnh, cua, cá, đồ chua, đồ ngọt hay đồ uống có gas…

Ngoài ra nếu như bé có triệu chứng mà sốt cao kéo dài nhiều ngày, bé ho nhiều và ho ra máu, trẻ thở nhanh, mệt mỏi và lả đi… mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, kiểm tra và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đọc thêm:

- Bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bé bị viêm phổi bao lâu thì khỏi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
0.5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status