Bé bị sổ mũi kéo dài phải làm sao cho nhanh khỏi?

Tình trạng sổ mũi ở trẻ không phải hiếm gặp, tuy nhiên nếu sổ mũi lại xảy ra thường xuyên và kéo dài thì mẹ không được chủ quan. Lúc này cần phải tìm cách chữa trị dứt điểm nếu không có thể dẫn tới viêm xoang, viêm họng và viêm tai giữa. Vậy trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao?

Bé bị sổ mũi kéo dài dễ mắc các bệnh viêm xong, viêm họng, viêm tai giữa...

Bé bị sổ mũi kéo dài dễ mắc các bệnh viêm xong, viêm họng, viêm tai giữa...

Tìm hiểu: >>> Bé bị sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Dưới đây là những việc mẹ cần thực hiện luôn và ngay để xử trí khi bé bị sổ mũi kéo dài.

1, Bé bị sổ mũi kéo dài mẹ cần vệ sinh mũi đều đặn cho con

Vệ sinh mũi là điều quan trọng đầu tiên và hiệu quả mà mẹ cần làm để con nhanh hết sổ mũi. Thậm chí ngay cả khi con không bị sổ mũi thì mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh mũi cho bé với dung dịch nước muối sinh lý để phòng bệnh tốt hơn.

Mẹ cần vệ sinh mũi đều đặn và thường xuyên cho bé

Mẹ cần vệ sinh mũi đều đặn và thường xuyên cho bé

Khi vệ sinh mũi cho bé thì mẹ đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên rồi bắt đầu nhỏ nước muối vào lỗ mũi ở phía trên. Nếu có bình xịt thì mẹ đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi rồi ấn dứt khoát liên tục 2-3 giây. Sau đó tiếp tục đổi bên nằm cho bé và lặp lại các động tác trên để giúp làm sạch mũi, thông thoáng mũi và dễ thở hơn.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sổ mũi xử lý thế nào?

2, Trẻ bị sổ mũi kéo dài thì mẹ nên hút mũi cho con

Các mẹ nên nhớ làm sạch thôi chưa đủ mà cần phải hút hết dịch mũi từ sâu bên trong. Lỗ mũi có 2 bên trước và sau, việc nhỏ nước muối chỉ áp dụng khi bé bị sổ mũi nhẹ, còn với trường hợp nặng thì dịch mũi còn nằm sâu ở các xoang mũi bên trong. Chỉ có dùng dụng cụ hút chuyên dụng thì mới có thể hút sạch được các dịch mũi ở sâu bên trong đó ra.

Dịch mũi nhiều mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé dễ chịu

Dịch mũi nhiều mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé dễ chịu

Theo đó tầm 3-5 phút sau khi nhỏ nước muối xong thì mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch hết các dịch nhầy ở 2 lỗ mũi ra ngoài. Mẹ chú ý phải vệ sinh tiệt trùng dụng cụ trước khi hút để tránh làm viêm nhiễm mũi, thao tác nhẹ nhàng và đúng theo hướng dẫn. Khi đã hút xong cũng cần rửa lại mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%.

3, Điều trị sổ mũi kéo dài ở trẻ em bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu rất có hiệu quả trog việc làm thông mũi và diệt khuẩn, vừa an toàn với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu gừng tỏi… Cách làm khá đơn giản, các mẹ chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu này đem thoa lên gối, chăn, màn hoặc quần áo bên ngoài của bé là được, khi hít được hơi là bé sẽ dễ thở hơn.

Hương tinh dầu giúp mũi bé thông thoáng dễ thở hơn

Hương tinh dầu giúp mũi bé thông thoáng dễ thở hơn

Hoặc một cách khác cũng khá hiệu quả được nhiều bà mẹ áp dụng đó là cho 1-2 giọt tinh dầu vào chậu nước tắm và tắm cho con.

Nhưng nhớ là phải nước ấm, khi tắm massage đều cơ thể cho con. Cách này tuy đơn giản mà lại giúp kích thích lưu thông máu, giúp con dễ thở hơn và còn phòng ngừa được các chứng cảm cúm thông thường khác.

Bài viết liên quan: Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi do đâu?

4, Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Với những bé đang bị sổ mũi thì chắc chắn hệ miễn dịch đang rất kém, vì thế để nhanh khỏi bệnh mẹ cần phải nâng cao sức đề kháng cho con. Cách đơn giản để nâng cao sức khoẻ đó là bổ sung nguồn dinh dưỡng tư thực phầm và qua con đường ăn uống. Với những bé bú mẹ hoàn toàn mẹ cần ăn uống nhiều đầy đủ dinh dưỡng để tạo ra dòng sữa chất lượng, giúp nâng cao hệ miễn dịch của bé.

Còn với bé đã ăn dặm được thì cần thiết kế khẩu phần ăn cho con hợp lý, đầy đủ chất xơ và các dưỡng chất để giúp con có một sức khoẻ tốt, đẩy lùi bệnh sớm hơn.

Trong trường hợp bé sổ mũi kéo dài kèm theo khó thở, liên tục sốt cao, ho khan, chán ăn, mất ngủ, mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định tình trạng mức độ và căn cứ vào đó có phương án điều trị tốt nhất.

Tuyệt đối không tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ, bởi nếu dùng bừa bãi không những bệnh không khỏi mà còn gây hại cho bé. 

Tin liên quan:

> Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao?

> Kem chống nẻ cho bé tốt nhất hiện nay

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status