7 bước thay tã cực chuẩn của mẹ giúp bé không bao giờ bị hăm tã

Một trong những sai lầm khiến bé yêu bị hăm tã là do cha mẹ mắc lỗi trong quá trình thay tã cho con. Vì vậy, những bí quyết dưới đây không những giúp mẹ nâng cao tay nghề thay tã cho bé mà còn phòng ngừa chứng hăm tã ở trẻ một cách hiệu quả.

cách thay tã để bé không bị hăm tã

Cách thay tã để bé không bị hăm tã

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị mọi thứ trong tình trạng “sẵn sàng ngay và luôn”, bao gồm 1-2 miếng tã/bỉm sạch, khăn hoặc giấy để lau và chọn một mặt phẳng nhẵn làm nơi thay tã cho bé. Nếu bé bị hăm tã hoặc sinh chưa đủ 1 tháng, mẹ nên chuẩn bị bông gòn, khăn sạch, 1l nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để trị hăm nhé.

Bước 2: Dùng một tay giữ bé

Mẹ cần chú ý rửa tay thật sạch và đặt bé lên bàn hoặc một mặt phẳng nhẵn. Để cẩn thận hơn, mẹ có thể dùng thêm dây đai an toàn hoặc đảm bảo một tay mẹ vẫn giữ bé để bé không cựa quậy hoặc xoay người lung tung.

Đừng bao giờ rời bé dù chỉ 1 phút! Sau đó, nhấc 2 chân bé lên và dùng tay kéo miếng tã. Tiếp theo, kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bước 3: Lau từ trước ra sau

Sau khi hoàn thành bước 2, bạn dùng khăn ẩm hoặc ướt để lau sạch từ trước ra sau cho bé. Với những bé mới sinh hoặc bị bệnh hăm tã, mẹ nên sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm có pha với Bột tắm Nhân Hưng và lau khô mông bé.

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng được chiết xuất từ 4 thảo dược tự nhiên: Tinh chất Hoàng LiênBerberin, Chất diệp lục Chlorophyll , Tinh dầu Mùi, Tinh chất muối Natri Bicarbonat được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, ức chế hoạt động của nhiều liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và vi khuẩn có hại.

Đồng thời tăng tốc độ làm lành bề mặt da bị tổn thương ngay cả ở những vết thương hở, tạo cảm giác dịu mát, giảm ngứa và giảm đau rát khó chịu. Vì vậy, sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hoàn toàn không gây kích ứng hay tác dụng phụ cho làn da của bé.

Bước 4: Thay tã sạch

Nâng chân và nhẹ nhàng kéo tã bẩn ra khỏi người bé. Mẹ cần giữ chân bé để tránh việc bé ngọ nguậy và chạm vào miếng tã bẩn, sau đó luồn tã sạch bên dưới người bé.

Với loại tã dùng 1 lần, mẹ nhấc phần trước của tã qua giữa 2 chân và dán miếng dính ở 2 bên sao cho tã ôm khít lấy eo bé. Nếu bé của mẹ là bé trai, cần chú ý phần dương vật đang hướng xuống để bé không “tè” ra ngoài rìa trên của miếng tã.

Bước 5: Dùng tay điều chỉnh độ vừa vặn

Mẹ lưu ý dán các miếng dính thật chắc chắn khi sử dụng loại tã dùng 1 lần nhưng cũng không nên chật quá, đảm bảo mẹ vẫn cho 2 ngón tay vào giữa bụng bé và miếng tã là được. Với trẻ sơ sinh, mẹ gấp phần đầu tã ngay dưới rốn hoặc mua loại tã chuyên dụng với phần lưng được cắt để phù hợp với rốn bé.

Bước 6: Xử lý tã bẩn

Mẹ sẽ xử lý tã bẩn ra sao? Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé đi “ị” trước khi đem đi giặt. Với tã dùng 1 lần, mẹ nên gói ghém kỹ càng và cho vào thùng rác. Nhiều bố mẹ còn cẩn thận cho tã bẩn vào loại túi nhựa có khóa kéo để hạn chế mùi hôi trước khi vứt tã đi.

Bước 7: Nhẹ nhàng cảm nhận

Không ít bố mẹ cho rằng thay tã là lúc họ cảm thấy gắn kết với con mình nhiều nhất vì được ôm, vỗ về, nói chuyện hay thầm thì với con yêu. Những lúc ấy bé sẽ tìm kiếm, ngó nghiêng và lắng nghe giọng nói nên bố mẹ đừng ngại ngùng hát cho bé nghe. Dù bố mẹ có thể thay tã nhanh cho bé nhưng nên giữ sự kết nối này một cách chậm rãi vì bạn sẽ cảm thấy thật đặc biệt.

Tham khảo: >>> Trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21