4 mẹo rèn con ngủ xuyên đêm 'một phát ăn ngay'

Bé có thể ngủ xuyên đêm không quấy khóc ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi? Nghe có vẻ khó tin nhưng để làm được điều này không hề khó nếu mẹ có sẵn trong tay 4 “tuyệt chiêu” cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện này.

Theo các chuyên gia Nhi khoa, một giấc ngủ hoàn hảo giúp bé có tinh thần sảng khoái và không quấy khi tỉnh dậy phải được bắt đầu từ 21h và kéo dài trên 10 tiếng. Trong lúc ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao và trí não tốt hơn, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. 

Làm sao để trẻ có thể đạt chuẩn giấc ngủ như mong muốn, trong khi tại nhiều gia đình Việt các bậc cha mẹ vẫn hàng đêm “vật lộn” để dỗ dành con, rèn cho con ngủ vào nếp? Với kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con chỉ sau 2 tháng đã giúp bé có thể ngủ “xuyên đêm” không quấy khóc, chị Phạm Kiều Trang (Hà Nội) đã có những chia sẻ vô cùng bổ ích về vấn đề này.

Theo chị Trang, chị bắt đầu cho bé tập ngủ đêm và tự ngủ khi con được 6-8 tuần tuổi bằng cách xây dựng lịch sinh hoạt để mẹ và bé cùng cố gắng tuân thủ, cùng điều chỉnh thời gian biểu theo giờ giấc sinh hoạt của gia đình.

Dạy bé cách phân biệt ngày, đêm

Để bé tự ngủ vào nếp, đầu tiên cha mẹ cần dạy bé cách phân biệt ngày, đêm. Bởi khi còn trong bụng mẹ trẻ đã có xu hướng hoạt động nhiều vào ban đêm, do đó khi chào đời bé vẫn giữ thói quen này và cần có thời gian để làm quen với không gian mới.

Mẹ giúp bé phân biệt ban ngày bằng cách tạo ra không gian nhiều ánh sáng để trẻ dễ dàng nhận biết, sau đó cùng bé chơi đùa để đánh thức sự tỉnh tảo của trẻ.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình nên giữ nhịp sinh hoạt bình thường, mẹ chỉ nên hạn chế những âm thanh quá lớn để trẻ không giật mình. Tuy là ban ngày nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần có những giấc ngủ ngắn, mẹ đừng để bé thức sẽ khiến bé căng thẳng và phát cáu.

Còn vào ban đêm, sau khi bé đã bú no, thay tã sạch sẽ, mẹ nên tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

4 mẹo rèn con ngủ xuyên đêm

Mẹo rèn con ngủ xuyên đêm

Không nên bế ru và rung lắc 

Bế ru và rung lắc để giúp bé ngủ nhanh hơn là thói quen của nhiều bậc cha mẹ. Hành động tưởng như giúp con nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé, có thể khiến bé bị tổn thương não, đồng thời tạo thói quen xấu cho bé, nếu không được vỗ về bé sẽ không chịu ngủ.

Đảm bảo thời gian ngủ ngày

Ngăn không cho con ngủ ngày để bé ngủ đêm nhiều hơn là quan niệm hoàn toàn sai lầm của rất nhiều mẹ. Điều này sẽ khiến bé khó ngủ vì mệt và gắt ngủ nhiều hơn. Nắm rõ được nhịp sinh hoạt của con sẽ giúp cha mẹ dễ dàng đưa con vào nếp hơn.

Luyện cho bé tự ngủ

Sự thành bại của việc rèn con ngủ phụ thuộc rất lớn vào bước này. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều phương pháp luyện cho bé tự ngủ như: Phương pháp không khóc (No cry/No tears); bế lên đặt xuống (Pick up put down); để con khóc (Cry it out); khóc có kiểm soát (Controlled crying)...

Trước khi thực hiện cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ càng, đối chiếu với đặc điểm và tính cách của con để lựa chọn cách thức phù hợp nhất. Đối với mẹ Trang, chị đã chọn phương pháp khóc có kiểm soát và đã thành công mỹ mãn.

Để thực hiện phương pháp này, mẹ nên đặt bé vào giường/cũi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, đừng để con ngủ say trên tay bạn. Điều này sẽ tạo thói quen để bé tự xoay sở, mẹ sẽ không cần dỗ nếu con thức giấc nửa đêm.

Những ngày đầu luyện ngủ, chắc chắn bố mẹ sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong thói quen ngủ của con sau khoảng 1 tuần. Khi bé thức dậy ban đêm, mẹ đừng vội dỗ dành bé mà hãy theo dõi biểu hiện của bé và chờ bé tự ngủ lại.

Nếu bé vẫn thức và quấy khóc, mẹ hãy kéo dài thời gian chờ đợi của mình rồi mới dỗ con. Bé sẽ dần thích nghi và có thể ngủ xuyên đêm. Mẹ cần đảm bảo biết rõ nguyên nhân mà bé quấy khóc.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số hoạt động sau để tạo cho bé thói quen ngủ tốt ngay từ lúc sơ sinh:

- Để bé chơi đùa ban ngày và giữ yên lặng vào buổi tối, giúp bé không quá phấn khích khi bước vào giấc ngủ đêm.

- Mẹ nên tập cho bé đi ngủ đúng giờ. Những “thủ tục” thư giãn trước giờ đi ngủ (tắm, kể chuyện, đánh răng…) sẽ giúp tinh thần bé thư thái, ổn định và hiểu được đã đến lúc lên giường ngủ.

- Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé đi ngủ.

Đọc thêm:

- Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ phải làm sao

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status